Châu Âu 'lật ngược thế cờ', tìm ra hướng sinh tồn sau khi bị Nga 'khóa van'
Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng khi Nga ngừng cung cấp khí đốt qua Ukraine, châu Âu đã nhanh chóng tìm ra những nguồn cung thay thế.
Ukraine quyết định ngừng hoạt động trung chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu qua lãnh thổ của mình, chấm dứt tuyến đường đã tồn tại suốt 5 thập kỷ. Quyết định này không chỉ ảnh hưởng đến dòng cung khí đốt của Nga sang châu Âu, mà còn gây thiệt hại kinh tế cho Ukraine. Theo ước tính, quốc gia này sẽ mất khoảng 0,5% GDP do không thu được phí trung chuyển.
Những quốc gia Trung Âu như Áo, Hungary và Slovakia ban đầu được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì đột ngột mất nguồn cung từ Nga. Tuy nhiên, các quốc gia này đã tìm được những giải pháp thay thế đầy hứa hẹn.
Azerbaijan nhanh chóng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Slovakia thông qua hợp đồng với SOCAR, trong khi SPP – nhà điều hành năng lượng lớn nhất của Slovakia – cam kết cung cấp khí đốt cho khách hàng qua đường ống từ Đức và Hungary. Tuy phải gánh thêm chi phí vận chuyển, những giải pháp này đã giúp Slovakia và các láng giềng thích nghi với khó khăn.
Châu Âu đã tìm được nguồn cung khí đốt thay thế sau khi bị Nga "khóa van". Ảnh minh họa |
>>Bão mùa đông đe doạ nước Mỹ: Nguy cơ mất điện và gián đoạn cung ứng khí đốt
Trong bối cảnh Nga cắt giảm khí đốt, Mỹ và Na Uy đã nhanh chóng trở thành những nhà cung cấp lớn nhất cho châu Âu. Năm 2024, Na Uy cung cấp 87,8 bcm (tỷ mét khối) khí đốt, chiếm 30,3% tổng lượng nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU). Mỹ cung cấp 56,2 bcm, tương đương 19,4% tổng lượng.
Mỹ trở thành nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất cho châu Âu, chiếm 48% tổng lượng LNG nhập khẩu năm 2023. Từ năm 2021 đến 2023, tỷ lệ LNG từ Mỹ trong tổng lượng nhập khẩu của châu Âu đã tăng liên tục, từ 27% lên 48%, đánh dấu ba năm liên tiếp Mỹ là nhà cung cấp LNG số một.
Châu Âu cũng đầu tư mạnh mẽ vào việc gia tăng công suất nhập khẩu LNG để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Dự kiến, năm 2024, công suất nhập khẩu LNG của châu Âu sẽ đạt 29,3 Bcf/ngày, tăng 33% so với năm 2021.
Đức, một trong những quốc gia chính trong khu vực, đã đầu tư lớn vào việc bổ sung công suất. Năm 2023, Đức đã gia tăng thêm 1,8 Bcf/ngày và dự kiến tăng thêm 1,6 Bcf/ngày năm 2024.
>>Ukraine trở lại đường đua năng lượng, ngành khí đốt tăng trưởng hai năm liên tiếp
Đoạn tuyệt khí đốt Nga nhưng lại ồ ạt nhập khẩu uranium, siêu cường châu Âu toan tính gì?
Nga khóa van khiến dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chưa từng thấy, châu Âu đối mặt mùa đông lạnh giá