Thế giới

Đoạn tuyệt khí đốt Nga nhưng lại ồ ạt nhập khẩu uranium, siêu cường châu Âu toan tính gì?

Nhã San 06/01/2025 19:54

Đức đã chính thức từ bỏ năng lượng hạt nhân vào năm 2022, nhưng việc tiếp tục nhập khẩu uranium từ Nga làm dấy lên nhiều tranh cãi.

Trong năm 2024, Đức đã nhập khẩu ít nhất 68,6 tấn uranium từ Nga, tăng 70% so với năm trước, theo báo cáo của Bộ Môi trường, Năng lượng và Bảo vệ Khí hậu bang Niedersachsen công bố.

Đáng chú ý, các lô uranium này được cung cấp bởi hai công ty con của Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Nhà nước Nga (Rosatom), bất chấp bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) áp đặt nhiều lệnh cấm vận liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.

Uranium nhập khẩu từ Nga được chuyển đến nhà máy Advanced Nuclear Fuels (ANF) tại Lingen, Đức, nơi chuyên sản xuất thanh nhiên liệu hạt nhân. ANF là công ty con của Framatome, một nhà sản xuất thiết bị hạt nhân hàng đầu của Pháp.

Đoạn tuyệt khí đốt Nga nhưng lại ồ ạt nhập khẩu uranium, siêu cường châu Âu toan tính gì? - ảnh 1
Ảnh minh họa

Hiện tại, EU không áp đặt lệnh cấm vận đối với nhập khẩu hoặc xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân phục vụ mục đích hòa bình, và điều này đã tạo điều kiện để Nga duy trì vị thế là một trong những nhà cung cấp uranium lớn nhất thế giới.

Nga sở hữu khoảng 50% cơ sở hạ tầng làm giàu uranium toàn cầu, khiến việc thay thế nguồn cung từ Nga trở nên khó khăn. Quá trình làm giàu uranium thường mất 3-5 năm, gây ra thách thức lớn cho các quốc gia phương Tây đang tìm cách cắt giảm sự phụ thuộc vào Moscow.

Đức đã chính thức từ bỏ năng lượng hạt nhân vào năm 2022, nhưng việc tiếp tục nhập khẩu uranium từ Nga làm dấy lên nhiều tranh cãi. Chính phủ Đức khẳng định rằng việc nhập khẩu này hoàn toàn hợp pháp theo các quy định hiện hành của EU. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng đây là biểu hiện rõ ràng về sự bất nhất trong chiến lược năng lượng của châu Âu.

Tháng trước, Ủy viên Năng lượng EU Dan Jorgensen thừa nhận rằng EU vẫn chưa thể hoàn toàn thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng Nga, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên lên kế hoạch mới nhằm giảm nguồn cung dầu, khí đốt và nhiên liệu hạt nhân từ Moscow.

Trong khi Đức nỗ lực giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga, Hungary lại chọn hướng đi khác. Nga đang xây dựng nhà máy điện hạt nhân Paks-2 tại Hungary, bổ sung hai lò phản ứng mới nhằm giảm sự phụ thuộc của nước này vào nhập khẩu khí đốt tự nhiên.

Giám đốc điều hành của Rosatom, ông Alexey Likhachev, nhấn mạnh rằng Paks-2 sẽ trở thành nhà máy điện hạt nhân an toàn nhất và hiện đại nhất châu Âu. Với việc một nửa lượng điện năng hiện tại của Hungary được sản xuất từ nhà máy hạt nhân Paks cũ do Liên Xô xây dựng, dự án này hứa hẹn củng cố mạnh mẽ vai trò của Nga trong lĩnh vực năng lượng tại châu Âu.

Theo Reuters

>> Trung Quốc đạt bước tiến lớn trong chiết xuất uranium từ nước biển, mở toang cánh cửa cho điện hạt nhân

Một xe tăng Nga loại bỏ hai xe tăng Ukraine trong cuộc đối đầu hy hữu

Nga rút toàn bộ tàu ngầm khỏi Địa Trung Hải sau khủng hoảng ở Syria

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/doan-tuyet-khi-dot-nga-nhung-lai-o-at-nhap-khau-uranium-sieu-cuong-chau-au-toan-tinh-gi-134116.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đoạn tuyệt khí đốt Nga nhưng lại ồ ạt nhập khẩu uranium, siêu cường châu Âu toan tính gì?
    POWERED BY ONECMS & INTECH