Chi 53 tỷ đồng mua lại tàu sân bay đã ngưng hoạt động, đưa công nghệ cao vào cuộc thăm dò, phát hiện ra 'mỏ vàng' đem lại khoản lợi nhuận khổng lồ
Sau nhiều tháng phá dỡ con tàu sân bay này, công ty phát hiện ra họ đã nắm trong tay một "mỏ vàng" khổng lồ.
Mọi thiết bị công nghệ dù hiện đại đến đâu cũng có một vòng đời nhất định. Khi đã trải qua một thời gian dài hoạt động, chúng trở nên lỗi thời và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nếu tiếp tục sử dụng, rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Cũng như con người, các thiết bị công nghệ cũng có lúc phải "nghỉ hưu". Ngay cả một chiếc tàu sân bay từng được đầu tư bạc tỷ cũng không thể tránh khỏi quy luật này.
Việc xử lý những con tàu sân bay đã hết thời luôn là bài toán nan giải bởi nếu bán phế liệu thì phí phạm nhưng giữ lại cũng chẳng phải là giải pháp tối ưu. Thế nhưng, cách đây không lâu, một con tàu cũ sau khi tháo dỡ lại đưa về giá trị cực kỳ lớn đã khiến nhiều người không khỏi tò mò.
Theo Sohu, một tập đoàn ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ tậu về một chiếc tàu sân bay "hết thời". Dù có lượng giãn nước chỉ 16.000 tấn nhưng con tàu này lại sở hữu những khả năng đáng nể như chống ngầm và kiểm soát biển.
Con tàu đã được mua lại với giá 2,1 triệu USD (tương đương 53 tỷ đồng). Nếu chỉ muốn mua nguyên vật liệu, khoản tiền này được xem là khá lớn và thậm chí có nguy cơ lỗ nếu tính cả chi phí nhân công và công nghệ cho việc tháo dỡ. Tuy nhiên, cuối cùng, công ty đã phát hiện ra một "kho báu" quý giá trong quá trình khai mở con tàu này.
Trong vòng sáu tháng, một nhà máy đóng tàu trực thuộc tập đoàn đã áp dụng toàn bộ kỹ thuật và công nghệ tối tân nhất để tháo dỡ chiếc tàu sân bay thành từng mảnh nhỏ. Kết quả, việc tháo dỡ không chỉ thu hồi được vốn mà còn tạo ra lợi nhuận khổng lồ, gấp nhiều lần số tiền đã chi để mua tàu.
Ít ai ngờ rằng, bên trong chiếc tàu sân bay cũ kỹ lại ẩn chứa một "kho báu" khổng lồ. Theo người của nhà máy tiết lộ, khi tháo dỡ, họ phát hiện ra 112 tấn dây cáp đặc biệt được sử dụng trên tàu cùng 11.800 tấn kim loại đen, hơn 600 tấn kim loại màu và các vật liệu khác.
Họ gần như nắm trong tay một "mỏ vàng" khi giá trị của những vật liệu này đã tăng lên đáng kể theo thời gian, mang lại một khoản lợi nhuận bất ngờ. Khi tập đoàn nhanh chóng nắm bắt thời cơ và đem bán ra với số lượng lớn, họ đã thu về một khoản lợi nhuận hậu hĩnh sau khi trừ đi các chi phí.