Chỉ còn 7 ngày, giáo viên đồng loạt dừng dạy thêm: Điều kiện bắt buộc nào để được thu học phí?
Theo Thông tư 29/2024 của Bộ GD&ĐT, giáo viên các trường công lập không được tham gia, tổ chức, quản lý, điều hành việc dạy thêm.
Điều kiện để giáo viên được dạy thêm?
Gần đây, không ít giáo viên hoang mang, băn khoăn liệu họ có thể mở trung tâm riêng để dạy học hay không?
Theo quy định trong Thông tư 29, Bộ GD&ĐT nêu rõ: Việc học thêm, dạy thêm là hoạt động giảng dạy ngoài thời lượng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cấp THCS - THPT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. Điều 4 của Thông tư quy định, giáo viên các trường công lập không được tổ chức, tham gia hay điều hành dạy thêm ngoài giờ, nhưng có thể dạy thêm ngoài phạm vi nhà trường. Điều này đồng nghĩa với việc họ không thể tự mở lớp hay trung tâm dạy thêm.
Tuy nhiên, Điều 6 của Thông tư lại quy định rằng giáo viên vẫn có thể dạy thêm nhưng bắt buộc phải báo cáo với Ban Giám hiệu nhà trường về thông tin giảng dạy.
Nhà trường dừng dạy thêm
Theo ghi nhận của báo VnExpress, nhiều trường phổ thông tại Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội... đã thông báo dừng dạy thêm. Một số trường tại TP.HCM, như THCS Lê Văn Tám (quận Bình Thạnh), đã thu gọn chương trình phụ đạo từ 4 xuống 2 tiết/tuần đối với các môn Văn, Toán, Anh.
Lý do là theo thông tư mới, các trường chỉ được tổ chức dạy thêm miễn phí và giới hạn đối tượng học sinh, bao gồm: Học sinh có kết quả chưa đạt ở một môn bất kỳ trong học kỳ trước; Học sinh được chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; Và học sinh cuối cấp, tự nguyện đăng ký ôn thi vào lớp 10 hoặc thi tốt nghiệp.
![]() |
Sau Tết, nhiều trường đã tạm dừng việc dạy thêm. Ảnh minh hoạ |
>> Cách lãnh đạo ngược đời của Liang Wenfeng, điều gì khiến DeepSeek khuynh đảo giới AI?
Tại Hà Nội, ông Hoàng Chí Sỹ, Hiệu trưởng trường THPT Lưu Hoàng (huyện Ứng Hòa), cho biết, việc dạy thêm tại trường đã dừng từ sau kỳ nghỉ Tết. Ông nhận định: "Đây là thời điểm bắt đầu học kỳ II, cố dạy đến 14/2 rồi dừng cũng không hiệu quả." Các trường khác trong huyện cũng thực hiện tương tự.
Giáo viên, phụ huynh còn trăn trở
Chị Ngô Thị Thắm, giáo viên dạy môn Toán THPT tại Hà Nội, bày tỏ sự lo lắng: "Với mức thu nhập hiện tại, tôi và nhiều đồng nghiệp gặp khó khăn trong việc trang trải cuộc sống. Nếu Bộ GD&ĐT nghiêm cấm dạy thêm, cuộc sống của chúng tôi sẽ ra sao?". Đây cũng là trăn trở chung của nhiều giáo viên trước quy định mới về dạy thêm, học thêm.
Sau Tết Ất Tỵ, nhiều giáo viên đã quyết định đóng cửa lớp dạy thêm. Cô Huyền Trang chia sẻ trên báo VnExpress: "Dừng thì cũng phải dừng, tôi đóng cửa từ đầu tháng để dễ quyết toán tiền thuê nhà”.
Tương tự, cô Hồng Nhung, giáo viên dạy Văn tại Bình Định, cho biết sẽ ngừng dạy thêm sau ngày 13/2. Cô cũng bày tỏ lo lắng về chất lượng học tập của học sinh nhưng buộc phải tuân thủ quy định. Bên cạnh đó, cả hai giáo viên này cũng muốn "nghe ngóng" tình hình, xem nhà trường và các đồng nghiệp có giải pháp gì.
![]() |
Nhiều phụ huynh, học sinh lo lắng vì không được học thêm sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập. Ảnh minh hoạ |
Về phía học sinh và phụ huynh, nhiều người lo lắng khi không thể tham gia các lớp ôn luyện sẽ không đảm bảo việc học tập, thi cử. Chị Hường, phụ huynh có con học lớp 9, chia sẻ: "Chương trình bây giờ rất khác so với thời tôi học. Tôi không có chuyên môn để hướng dẫn con, nên phải cho con đi học thêm các môn chính để nắm vững kiến thức”.
Chị cho rằng, năm nay con tôi thi vào lớp 10, áp lực học tập rất lớn. “Nếu nhà nước không cho giáo viên dạy thêm, tôi không biết phải làm thế nào. Tôi mong rằng các trường sẽ có giải pháp để hỗ trợ học sinh”, chị đưa ra quan điểm.
>> Tin vui cho lao động chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2024