Chỉ số PMI tháng 4 của Việt Nam giảm nhẹ

04-05-2022 13:24|Quành Hoa

Theo công bố của IHS Markit, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 4 của Việt Nam đạt 51,7 điểm, giảm nhẹ so với tháng trước (54,7 điểm).

Mặc dù chỉ số PMI giảm, nhưng đây vẫn là tháng thứ 7 liên tiếp ghi nhận các điều kiện sản xuất của ngành công nghiệp được cải thiện.

Nhờ tình hình dịch COVID-19 được cải thiện, đơn vị sản xuất tuyển được nhiều lao động mới nên cả sản lượng và việc làm đều tăng trở lại trong tháng 4 sau khi giảm vào tháng trước. Tốc độ việc làm mới cũng tăng nhanh nhất trong 1 năm trở lại đây.

Cụ thể, sản lượng đã tăng tháng thứ 6 nhờ năng lực sản xuất được gia tăng và tận dụng được sức cầu đang trên đà tăng mạnh hậu dịch COVID-19. Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục ghi nhận đà tăng của tháng trước dù tốc độ tăng thấp nhất trong chu kỳ 7 tháng vừa qua ghi nhận chỉ số PMI được cải thiện.

Các nhà sản xuất tham gia khảo sát cho biết, việc nguyên liệu sản xuất khan hiếm và tăng giá đã hạn chế đà tăng của đơn đặt giá mới.

Báo cáo của IHS Markit còn ghi nhận lần đầu tiên trong 3 tháng gần đây công việc tồn đọng đã giảm nhờ số lượng đơn đặt hàng mới chậm hơn và việc tuyển dụng người lao động được cải thiện. Đồng thời, chi phí đầu vào tiếp tục tăng mạnh với tốc độ tăng được ghi nhận cao thứ 2 trong 11 năm kể từ khi IHS Markit thực hiện khảo sát này.

Chi phí tăng mạnh được ghi nhận ở giá cước vận tải, khí đốt và xăng dầu. Để bù đắp chi phí, các nhà sản xuất đã tăng nhanh giá bán hàng với tốc độ tăng nhanh nhất trong 5 tháng gần đây.

Giống với tháng trước, thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục bị kéo dài, do những hạn chế trong chính sách phòng, chống dịch COVID-19 của Trung Quốc cũng như xung đột ở Ukraine.

Ngoài ra, tồn kho thành phẩm đã giảm, do việc sử dụng hàng tồn kho để đáp ứng yêu cầu bán hàng trong khi hoạt động sản xuất vẫn bị cầm chừng bởi thiếu hụt nguyên vật liệu sản xuất.

Cũng theo báo cáo của IHS Markit, niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất công nghiệp đã tăng vào tháng đầu tiên của quý II, nhờ tình trạng dịch Covid-19 trên cả nước được cải thiện. Các nhà sản xuất kỳ vọng sức cầu sẽ mạnh lên và những khó khăn trong việc cung ứng nguyên liệu vật liệu sẽ sớm được cải thiện.

Siêu bão Yagi khiến PMI sản xuất giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2023

Ngành sản xuất có thêm động lực tăng trưởng ngay từ đầu năm

Bài thuộc chủ đề Sản xuất, Công nghiệp
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chi-so-pmi-thang-4-cua-viet-nam-giam-nhe-125704.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Chỉ số PMI tháng 4 của Việt Nam giảm nhẹ
POWERED BY ONECMS & INTECH