Chi tiết 21 tỉnh, thành thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính: Giảm 239 đơn vị cấp huyện, xã
Sau khi thực hiện sắp xếp, cả nước sẽ giảm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và 233 đơn vị hành chính cấp xã.
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa thay mặt Bộ Chính trị ký Kết luận số 126-KL/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm trong việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị năm 2025. Trong đó, đáng chú ý là yêu cầu nghiên cứu định hướng bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Trước đó, ngày 24/10/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 21 nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025 tại 21 tỉnh, thành phố. Việc thực hiện sắp xếp tại các địa phương này có hiệu lực từ ngày 1/12/2024.
Theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã bao gồm:
- Khu vực phía Bắc: Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Yên Bái.
- Khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Bình Định, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Thanh Hóa.
- Khu vực phía Nam: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Kiên Giang, Long An.
Sau khi thực hiện sắp xếp, cả nước sẽ giảm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và 233 đơn vị hành chính cấp xã. Tuy nhiên, có 5 tỉnh, thành phố gồm Long An, Quảng Nam, Thanh Hóa, Kiên Giang và Hải Phòng đề nghị giữ nguyên 6 đơn vị hành chính cấp huyện, trong khi 17 tỉnh, thành phố khác đề nghị không sắp xếp 221 đơn vị hành chính cấp xã.
Trong số 21 địa phương thực hiện sắp xếp, Lâm Đồng là tỉnh có số đơn vị hành chính cấp huyện giảm nhiều nhất, khi sáp nhập huyện Cát Tiên và huyện Đạ Tẻh vào huyện Đạ Huoai. Sau sắp xếp, Lâm Đồng còn 10 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 8 huyện và 2 thành phố) và 137 đơn vị hành chính cấp xã.
Hải Phòng, Nghệ An và Hải Dương là 3 địa phương có số đơn vị hành chính cấp xã giảm nhiều nhất.
Sau quá trình sáp nhập, cả nước hình thành 254 đơn vị hành chính cấp xã mới. Trong đó, có 104 đơn vị tại 11 tỉnh, thành phố chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ và các địa phương cần rút kinh nghiệm trong việc xây dựng và phê duyệt phương án tổng thể để bảo đảm công tác sắp xếp đơn vị hành chính đạt hiệu quả cao hơn trong các giai đoạn tiếp theo.
Chi tiết số lượng các cấp điều chỉnh của 21 tỉnh, thành phố:
![]() |
![]() |
![]() |
>> Từ năm 2025, Hà Nội không còn là thành phố lớn nhất Việt Nam
Chuyển biến mới tại dự án LNG hơn 2 tỷ USD ở Nghệ An: Bộ Quốc phòng sẽ khảo sát, đánh giá về an ninh
Gói thầu hơn 3.100 tỷ đồng dự án sân bay Long Thành 'về tay' liên danh FECON