Bất động sản

Chiêm ngưỡng công trình nhà hát hơn 110 tuổi với kiến trúc Italia duy nhất tại Việt Nam, là chứng nhân lịch sử một thời oanh liệt

Quốc Chiến 07/11/2023 06:34

Hoàn thành từ đầu thế kỷ 20, công trình này được lấy ý tưởng từ nhà hát Paris với phong cách Baroque - là phong cách kiến trúc nghệ thuật có nguồn gốc từ Ý và hiện nay nơi đây đang là biểu tượng của thành phố hoa phượng đỏ.

nha-hat-lon-hai-phong-bieu-tuong-cua-thanh-pho-cang-3-1648027350

Lịch sử hình thành

Vào đầu thế kỷ 20, khi Pháp xâm lược Hải Phòng, đã đưa số lượng lớn kiều dân và quân đội đến đây sinh sống. Vì thế chính phủ Pháp đã chọn nơi có địa hình bằng phẳng, rộng rãi, cao ráo, từng là làng cổ An Biên, ngay điểm giao nhau giữa khu vực sinh sống của người Việt, người Âu và người Hoa để xây nên một nhà hát. Nơi đây được coi là một trong những địa điểm phục vụ đời sống tinh thần hiện đại nhất của giới thượng lưu lúc bấy giờ.

Nhà hát lớn Hải Phòng được khởi công xây dựng năm 1904, sau 8 năm ròng rã thì đến năm 1912 công trình đã hoàn thành. Ban đầu nơi đây được đặt tên là "nhà hát Tây”, chủ yếu diễn ra các hoạt động sinh hoạt về văn hóa và chính trị của người Pháp và những người bản xứ giàu có. Lúc này chỉ có những đoàn hát của Pháp hoặc đoàn hát nổi tiếng của nước ta lúc bấy giờ mới được biểu diễn tại đây.

Nguon-internet-c5489a56e15941ddb7e22790e69c4ae0

Khi nước ta bước vào thời kỳ kháng chiến trường kỳ, nhà hát lớn Hải Phòng cũng đã trở thành minh chứng cho rất nhiều các sự kiện quan trọng.

Đặc biệt phải kể đến ngày 23/8/1946 UBND Cách mạng lâm thời của thành phố đã được thành lập tại đây.

Đến ngày 10/11/1946, ngay trước nhà hát cũng đã chứng kiến cuộc chiến oanh liệt của người dân Hải Phòng trong hơn một ngày đêm để tiêu diệt 50 lính Pháp và xe tăng yểm trợ. Tại đây, 13 chiến sĩ Vệ quốc đoàn với sự chỉ huy của trung đội trưởng Đặng Kim Nở đã chiến đấu và hy sinh mãi mãi, để lại sự tiếc thương vô hạn.

Sau này, Nhà hát lớn Hải Phòng đã trở thành địa điểm tổ chức những hoạt động tiêu biểu như: tuần lễ vàng, phong trào cứu đói… Đến tháng 12/2015, Nhà hát đã vinh dự được công nhận là Di tích cấp quốc gia, trở thành một trong những điểm du lịch Hải Phòng được nhiều người biết tới.

Kiến trúc đậm chất Pháp

Nhà hát lớn được xây dựng dưới sự thiết kế và chỉ đạo của kiến trúc sư người Pháp. Tất cả vật liệu sử dụng cũng được vận chuyển từ Pháp sang Việt Nam, để đảm bảo kiến trúc giống với nguyên mẫu là nhà hát Paris.

Công trình này được thiết kế với phong cách Baroque - là phong cách kiến trúc nghệ thuật có nguồn gốc từ Ý. Sau đó ngày càng được ưa chuộng và trở thành xu hướng phổ biến khắp các nước Châu Âu từ khoảng cuối thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 18.

Nha-hat-lon-Hai-Phong-2

Vì thế ấn tượng đầu tiên của bạn khi đến đây đó là kiến trúc 2 tầng đồ sộ, tổng số cửa ra vào và cửa sổ là hơn 100.

Tất cả các cánh cửa đều được sơn màu vàng vô cùng nổi bật. Cùng với đó, nhà hát còn được xây dựng với 4 cột trụ màu trắng, lấy cảm hứng thiết kế theo lối Côranhđiên, vừa mềm mại vừa chắc chắn, tăng độ vững cho các bức tường thêm kiên cố.

Còn phần mặt tiền nhà hát được thiết kế với kết cấu đối xứng theo phương ngang, các chi tiết được sắp xếp một cách tỉ mỉ, chặt chẽ. Từ khoảng cách giữa các cây cột cho đến ô cửa đều được trang trí họa tiết độc đáo, tạo thành một tổng thể mang tính thẩm mỹ cao.

n12_1449827860_660x0-10_54_04_315

Tiếp đến, điểm đắt giá nhất trong thiết kế của nhà hát lớn Hải Phòng chính là hình tượng của chiếc đàn Lia. Trong văn hóa nghệ thuật tại phương Tây, loại đàn này là biểu tượng cao quý nhất của âm nhạc, nên được lựa chọn trở thành hình ảnh trang trí xuyên suốt tại nhà hát.

Ngoài ra, phía trước nhà hát lớn còn là một quảng trường rất rộng cùng vườn hoa và đài phun nước nghệ thuật ngày đêm tung bọt trắng xóa. Nhìn từ xa, đài phun nước như màn sương bao phủ lấy cột cờ Tổ quốc nguy nga, tạo nên không gian đậm tính dân tộc, ghi dấu ấn đối với cả khách du lịch trong và ngoài nước. Cùng với Bảo tàng Hải Phòng, nhà hát lớn đã trở thành điểm đến mà khách du lịch nhất định chọn ghé qua khi đến với thành phố này.

Bước vào bên trong nhà hát lớn, bạn sẽ càng ấn tượng hơn bởi những đường nét cứng cáp, mạnh mẽ. Kiến trúc sư đã tận dụng triệt để những đường cong và mái vòm để tạo nên một không gian sinh động, thu hút, đầy tính nghệ thuật.

nha-hat-lon-hai-phong-bieu-tuong-cua-thanh-pho-cang-2-1648027349

Khu vực tầng 1 là tiền sảnh, cũng là nơi chuyên tiếp khách quý, sử dụng nội thất kiểu Âu cổ điển và sang chảnh. Các họa tiết được sử dụng để trang trí cũng rất tinh xảo, xa hoa như một căn phòng dành cho hoàng tộc. Còn tầng 2 là khán phòng chính, chuyên tổ chức các sự kiện lớn, với sức chứa khoảng 400 ghế ngồi, mỗi ghế đều được bọc nhung đỏ sang - xịn - mịn.

Khu vực sân khấu tại Nhà hát lớn Hải Phòng đặt một bức tượng thần âm nhạc, là vị thần bảo hộ cho các nghệ sĩ. Còn hai bên cánh gà là khu vực phòng nghỉ và phòng trang điểm để diễn viên và nhạc công sử dụng, cửa sổ cách âm tốt, đảm bảo sự riêng tư và thoải mái.

Cong-Trinh-Phap-4

Đặc biệt nhất phải kể đến thiết kế trần nhà, tạo hình dạng vòm vừa để tăng thêm chiều cao của nhà hát vừa tạo tiếng vang trong các buổi biểu diễn. Sự tỉ mỉ trong thiết kế của công trình này phải kể đến việc từng lẵng hoa nhỏ cũng được ghi tên các những nhà soạn nhạc và kịch sĩ lừng danh như: Beethoven, Mozart hay Moliere...

Trong suốt hơn một thế kỷ, Nhà hát lớn Hải Phòng đã trải qua quá trình tu sửa rất nhiều lần cùng một vài thay đổi trong những chi tiết nhỏ. Từ màu sơn cho đến cách trang trí, ban quản lý nhà hát đều cố gắng giữ nguyên như thiết kế ban đầu, đảm bảo vẻ đẹp nguyên bản và truyền thống.

Ban đêm tòa nhà còn được thắp rất nhiều đèn, ánh sáng rực rỡ giữa trời đêm như một viên ngọc khổng lồ, nổi bật giữa đất trời Hải Phòng. Kiến trúc tại đây có nhiều nét tương đồng với Biệt thự Bảo Đại – Đồ Sơn Hải Phòng khi đều đậm chất cổ điển.

Công trình nhà hát hơn 100 năm tuổi đậm kiến trúc Pháp tại TP HCM, 3 lần đổi tên mới về được tên gốc

Chiêm ngưỡng hầm rượu trăm tuổi bên trong lòng núi được đặt tại một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất Việt Nam

Căn biệt thự Pháp cổ hơn 100 tuổi của 'đại gia làng miến' nổi tiếng nhất nhì Hà Nội

Con phố duy nhất tại Hà Nội có mái che vỉa hè: Dài chưa tới 1km, có lịch sử hơn 2 thế kỷ và được gọi là ‘con phố Tây nhất Thủ đô’ bởi kiến trúc Pháp đặc trưng

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cong-trinh-hon-110-tuoi-mang-dam-kien-truc-phap-la-chung-nhan-lich-su-viet-nam-gio-ra-sao-d111021.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Chiêm ngưỡng công trình nhà hát hơn 110 tuổi với kiến trúc Italia duy nhất tại Việt Nam, là chứng nhân lịch sử một thời oanh liệt
POWERED BY ONECMS & INTECH