Chiêm ngưỡng tòa chung cư dài hơn 1km dài nhất thế giới, mang tên của một vị lãnh tụ vĩ đại
Được xây dựng từ sau Thế chiến thứ II, tòa chung cư hiện vẫn là nơi sinh sống của nhiều người dân tại Áo.
Karl-Marx-Hof, tọa lạc tại Heiligenstadt, một quận thuộc quận 19 của Vienna, Döbling, là một trong những Gemeindebauten (cụm nhà ở thành phố) nổi tiếng nhất tại Vienna. Dài hơn 1,1km và có bốn trạm xe điện. Hiện tòa chung cư Karl-Marx-Hof giữ danh hiệu là tòa nhà dân cư đơn lẻ dài nhất trên thế giới.
Xây dựng từ năm 1927 đến năm 1930 dưới sự giám sát của nhà quy hoạch thành phố Karl Ehn, công trình khổng lồ này có chiều dài hơn 1.100 mét, được kéo dài qua bốn trạm xe điện và xen kẽ với một số đường hầm được thiết kế để cho phép các phương tiện giao thông trong thành phố tiếp tục lưu thông. Đây là một trong khoảng 400 khu chung cư mới của thành phố, được gọi là cụm nhà ở thành phố.
Lý do bắt đầu từ năm 1919, khi Đảng Dân Chủ Xã hội chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Áo, một quốc gia trước đây thuộc Đế quốc Áo - Hung, đã tham gia vào Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất bên phe đồng minh với Đức, Thổ Nhĩ Kỳ... và thất bại. Khoảng 250.000 người lao động Áo lúc đó đã mất nhà cửa do chiến tranh hoặc sống trong điều kiện nhà ở rất tồi tệ. Chính phủ mới đã đưa ra quyết định đầu tư xây dựng một loạt các nhà tập thể với giá hợp lý để những người lao động này có thể thuê. Như vậy, nhà ở xã hội ở Áo đã được hình thành.
Năm 1923, Hội đồng thành phố Vienna quyết định xây dựng 25.000 căn nhà ở xã hội cho người nghèo. Để có nguồn tài chính xây dựng nhà, chính phủ đã áp đặt thuế nặng lên các ngành kinh doanh xa xỉ như sâm panh, nhà thổ, dịch vụ ăn uống cao cấp, cưỡi ngựa, xe hơi... Không chỉ vì mục đích xây dựng nhà cho người nghèo, mà còn vì chất lượng của chúng. Các chung cư nhà ở xã hội đã được thiết kế chắc chắn, mang đậm tính nghệ thuật. Ngoài các khu nhà ở, còn có thư viện, bể bơi, cơ sở thể thao công cộng và khu vực tập thể dục ngoài trời. Mô hình này giải thích tại sao chung cư có tên là "Karl Marx-Hof", trong đó chữ "hof" tiếng Đức có nghĩa là "sân", "cung điện", "khu vườn". Một nhà quy hoạch phát triển đô thị của Vienna, Kurt Hofstetter, đã gọi mô hình này là "cung điện cho công nhân".
Tòa chung cư này bao gồm 1.382 căn hộ, với diện tích từ 30 đến 60 mét vuông mỗi căn, chỉ chiếm 18,5% trong tổng diện tích xây dựng 156.000 mét vuông, phần còn lại đã được phát triển thành các khu vui chơi và sân vườn. Được thiết kế cho dân số khoảng 5.000 người, tòa chung cư này bao gồm nhiều tiện nghi như tiệm giặt là, nhà tắm, nhà trẻ, thư viện, văn phòng bác sĩ và văn phòng kinh doanh.
Những hư hỏng nặng do đạn pháo tác động đến Karl-Marx-Hof đã được sửa chữa một cách đầy đủ vào những năm 1950. Nơi này đã được sử dụng làm địa điểm quay phim cho một số bộ phim, đáng chú ý nhất là "The Night Porter". Tòa nhà đã được cải tạo, sửa sang lại từ năm 1989 đến năm 1992.
Hơn bảy mươi năm sau, Karl Marx-Hof vẫn là nơi cư trú của cư dân thành phố Vienna. Tuy nhiên, nó không được ưa chuộng nhiều vì diện tích hạn chế và thiếu các tiện nghi hiện đại như máy giặt và vòi sen tích hợp sẵn. Người thuê mới chủ yếu là các cặp vợ chồng trẻ bắt đầu lập gia đình.