Thị trường

Dự báo giá cước vận tải biển nội địa năm 2025

Trúc Lâm 28/03/2025 21:00

Thị trường vận tải biển Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực nhờ dòng vốn đầu tư nước ngoài gia tăng.

Giá cước vận tải biển tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm 2025 do ảnh hưởng từ cuộc xung đột tại Trung Đông, tình trạng tắc nghẽn cảng và sự thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo dữ liệu từ Chứng khoán Guotai Junan Vietnam, chỉ số Giá cước vận tải container Thượng Hải (SCFI) đã tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm 2024, thiết lập mặt bằng giá mới cho ngành vận tải biển.

Cuộc xung đột tại Trung Đông khiến hoạt động vận tải biển qua khu vực Biển Đỏ gặp rủi ro, buộc nhiều hãng tàu phải điều chỉnh lộ trình, kéo theo thời gian vận chuyển dài hơn và chi phí tăng cao. Để thích ứng, phần lớn hãng tàu quốc tế đã chọn cảng Singapore - cảng container lớn thứ hai thế giới - làm trạm trung chuyển chính, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng.

Hệ quả là thời gian bốc dỡ hàng tại Singapore kéo dài, nguồn cung container rỗng toàn cầu giảm khoảng 7%, gây áp lực lớn lên chi phí vận chuyển. Đồng thời, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trước khi Mỹ áp thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc, các doanh nghiệp nước này đã tăng cường giữ container, khiến nhu cầu container rỗng tăng vọt.

tau.jpg
Dự báo giá cước vận tải biển nội địa năm 2025. Ảnh minh hoạ

>> Những nghề 'miễn nhiễm' với AI, nhân sự giỏi có thể kiếm gần nửa tỷ/năm

Trước những biến động trên, các hãng vận tải biển lớn đồng loạt nâng giá cước. Tính đến tháng 1/2025, chỉ số SCFI đạt 2.505,17 USD/TEU, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Chứng khoán Guotai Junan Vietnam dự báo việc Mỹ áp thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ thúc đẩy quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, kéo theo quãng đường vận chuyển dài hơn và giá cước vận tải biển duy trì ở mức cao.

Thị trường vận tải biển Việt Nam cũng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực nhờ dòng vốn đầu tư nước ngoài gia tăng. Các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều có dấu hiệu phục hồi kinh tế, thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Đặc biệt, chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ đạt 115 điểm, cho thấy sự lạc quan về kinh tế, trong khi tồn kho của nhiều nhà bán lẻ lớn tại Mỹ đã giảm về mức hợp lý, mở ra dư địa bổ sung hàng hóa thời gian tới.

Kim ngạch xuất khẩu một số nhóm hàng chủ lực của Việt Nam như điện tử, máy tính, linh kiện, dệt may… tăng trưởng tích cực ngay từ tháng 1/2025. Đây là những mặt hàng có nhu cầu vận chuyển container cao và xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường xa. Trong năm 2024, sản lượng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt 29,9 triệu TEU, tăng 21% so với năm 2023, trong bối cảnh kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tăng 15,4%, đạt hơn 786 tỷ USD.

Với sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu dự báo tăng trưởng mạnh, nhưng năng lực vận tải của đội tàu nội địa không theo kịp, giá cước vận tải biển trong nước được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, thậm chí tăng nhẹ trong năm 2025. Điều này đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhưng cũng mở ra cơ hội cho ngành vận tải biển nội địa tận dụng sự bùng nổ của thị trường logistics.

>> Thị trường biến động, 5 ngành này vẫn tuyển ồ ạt, lương cao và ổn định

Hưng Yên 'thủ phủ' nhót Việt Nam: Tiềm năng kinh tế bền vững, mục tiêu xuất khẩu ra thế giới

Giá mặt hàng Việt Nam xuất khẩu thứ 2 thế giới giảm sâu, nông dân 'lao đao' vì lượng hàng tồn quá lớn

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chien-than-livestream-vo-ha-linh-bi-to-ban-pha-gia-va-keu-goi-tich-tru-hang-nguoi-tieu-dung-va-nha-ban-le-da-len-tieng-284878.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Dự báo giá cước vận tải biển nội địa năm 2025
    POWERED BY ONECMS & INTECH