Chơi lớn tặng 10 cây vàng cho khách, J&T Express Việt Nam đang bị đối thủ mạnh 'đè bẹp'?

17-03-2024 15:54|Mai Chi

Theo báo cáo của Allied Market Research, thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam ước tính sẽ đạt khoảng 114.680 tỷ đồng năm 2030.

Chơi lớn tặng 10 cây vàng, J&T Express liệu có chuyển mình?

Mới đây J&T Express Việt Nam đã ‘’chơi lớn’’ khi thông báo tặng hơn 10 cây vàng PNJ cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ cung ứng chuyển phát nhanh của hãng trong tháng 3 này.

Chiến lược của J&T Express trong năm 2024 trước mắt là mở rộng đội ngũ nhân sự. Kế hoạch của J&T Express là tuyển dụng thêm 3.000 – 4.000 lực lượng lao động phổ thông, nhằm chủ động trước mọi tình huống và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường cũng như khách hàng.

Liệu những nỗ lực trên đường đua của J&T Express Việt Nam có hiệu quả, hiệu quả ‘’bứt phá’’ mới cho năm 2024?

Chơi lớn tặng 10 cây vàng cho khách, J&T Express Việt Nam đang bị đối thủ mạnh

Thị trường bưu chính Việt Nam đang có nhiều "rồng"

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, trong giai đoạn 2019-2023, thị trường bưu chính Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, từ 28.300 tỷ đồng năm 2019 lên gần 59.000 tỷ đồng năm 2023, trong đó ước tính doanh thu dịch vụ gói, kiện thương mại điện tử đạt hơn 38.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 64%).

>> ‘Ông lớn’ ngành logistics Việt Nam chuyển sàn

Về sản lượng, năm 2019, các doanh nghiệp bưu chính đã chuyển phát 715 triệu bưu gửi (gồm thư và gói, kiện), đến năm 2023, sản lượng toàn thị trường đạt gần 2,5 tỷ bưu gửi, trong đó, sản lượng gói, kiện thương mại điện tử là 1,84 tỷ (khoảng 75%).

Nổi bật các doanh nghiệp vận chuyển có vốn nước ngoài, nhượng quyền thương mại, J&T Express đã từng được xem như 1 kỳ lân khi được ra mắt vào năm 2015 tại Indonesia. Hãng chuyển phát này có mặt tại thị trường Việt Nam khá sớm từ tháng 7/2018 và nhanh chóng phủ khắp 63 tỉnh thành.

Chơi lớn tặng 10 cây vàng cho khách, J&T Express Việt Nam đang bị đối thủ mạnh 'đè bẹp'?
Doanh thu của một số đơn vị chuyển phát

Trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2022, doanh thu của J&T ghi nhận tăng liên tục. Năm 2022, doanh thu đạt hơn 4.100 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2021 và tăng 71% so với năm 2020. Mặc dù doanh thu thuộc top giữa trong thị trường nhưng lợi nhuận của J&T ghi nhận mức lỗ rất cao. Năm 2020 ghi nhận mức lỗ hơn 490 tỷ đồng. Mức lỗ này tăng lên 600 tỷ đồng năm 2021 và giảm lỗ 20% vào năm 2022, đạt mức âm gần 480 tỷ đồng.

J&T Express có ưu điểm lớn về công nghệ, hãng này có hệ thống website và chức năng tích hợp app trên điện thoại thông minh cực tiện lợi. Tuy nhiên, so với các hãng vận chuyên khác thời gian xử lý và giao nhận hàng hóa của J&T còn chậm trễ trong khi chi phí vận chuyển lại cao hơn so với các đơn vị vận chuyển khác. Đồng thời, quá trình lưu kho và bảo quản hàng hóa khi vận chuyển chưa đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng.

Có vẻ hãng chuyển phát này đang ‘’hụt hơi’’ trong chiến lược giá cũng như tốc độ so với các doanh nghiệp vận chuyển tới từ nước ngoài như Shopee Express, Lazada Express, Giao hàng Tiết kiệm (GHTK), Giao hàng nhanh (GHN), Ninjavan, Ahamove…

Trong đó, SEA Group sở hữu sàn thương mại điện tử Shopee và là cổ đông lớn của Giao hàng Tiết kiệm. Alibaba sở hữu Lazada và là cổ đông lớn của Ninjavan, Flex Speed. Hai ông lớn này đã đổ hàng tỷ USD vào 2 nền tảng thương mại điện tử này và đều thành lập các đơn vị vận chuyển riêng. Còn, Scommer sở hữu Giao hàng nhanh và Ahamove

Chơi lớn tặng 10 cây vàng cho khách, J&T Express Việt Nam đang bị đối thủ mạnh 'đè bẹp'?
Thị phần chuyển phát tại Việt nam

Nhóm các startup nội địa như GHTK, Nhất Tin Logistics, GHN (Fast Delivery)... không có thế mạnh về mạng lưới nhưng có lợi thế công nghệ và hỗ trợ tài chính từ các nhà đầu tư, để phát triển nhanh họ sẵn sàng chịu lỗ vài năm để giành thị phần. Họ tập trung phát triển hệ thống kho bãi, đội xe giao hàng, xe tải và đặc biệt là triển khai mô hình các điểm đón hàng.

Riêng 5 doanh nghiệp (chiếm 1%) có vốn nhà nước (Vietnam Post, Viettel Post, EMS, SPT, Nasco Express) nhưng nắm hơn 60% thị phần doanh thu dịch vụ chuyển phát nhanh. Với lợi thế về mạng lưới rộng khắp và lực lượng lao động dồi dào, họ nắm phần lớn thị phần nội địa và một phần thị phần quốc tế với mảng dịch vụ chuyển phát nhanh tài liệu, hàng hóa, bưu kiện có khối lượng nhỏ và mức giá khá cạnh tranh.

Đặc biệt, sự ‘’ tăng tốc’’ mạnh mẽ của ‘’ông lớn’’ Viettel Post khi chính thức triển khai Tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh của Việt Nam cũng là một áp lực lớn tới các công ty vận chuyển phát trên thị trường. Với hơn 40 cổng xuất/nhập hàng, gần 1.200 cổng chia, tổ hợp có công suất xử lý lên đến 1.400.000 bưu phẩm/ngày là bước tiến vượt trội của Viettel Post trong công cuộc chuyển đổi số và hiện đại hóa hạ tầng logistics quốc gia.

>> Các công viên logistics sẽ xuất hiện ở Việt Nam?

Hậu 11/11, J&T Express lập kỷ lục khi xử lý 100 triệu bưu kiện chỉ trong một ngày

Những nữ đại gia ngành thẩm mỹ: Từ bà chủ Mailisa ủng hộ 3 tỷ đồng tới CEO Nhã Lê góp 1 tỷ cùng 50 tấn gạo cho vùng lũ

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/choi-lon-tang-10-cay-vang-cho-khach-jt-express-viet-nam-dang-bi-doi-thu-manh-de-bep-226566.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chơi lớn tặng 10 cây vàng cho khách, J&T Express Việt Nam đang bị đối thủ mạnh 'đè bẹp'?
    POWERED BY ONECMS & INTECH