Chuyển động dòng tiền chứng khoán quý I/2022

02-04-2022 12:15|Thanh Long

Kết phiên cuối tháng 3/2022, VN-Index đứng ở mức 1.492,15 điểm - giảm 0,41% so với cuối năm 2021; HNX-Index giảm đến 5,14% xuống 449,62 điểm; UpCOM-Index tăng 3,87% lên 117,04 điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động không mấy tích cực trong quý đầu tiên của năm 2022 trước ảnh hưởng từ những thông tin liên quan đến căng thẳng Nga - Ukraine, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC hay việc Tân Hoàng Minh bỏ cọc đất Thủ Thiêm,...

Kết phiên cuối tháng 3/2022, VN-Index đứng ở mức 1.492,15 điểm - giảm 0,41% so với cuối năm 2021; HNX-Index giảm đến 5,14% xuống 449,62 điểm; UpCOM-Index tăng 3,87% lên 117,04 điểm.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn giao dịch khá tích cực và góp phần đáng kể trong việc nâng đỡ thị trường chung trong khi tổ chức trong nước và khối ngoại đều duy trì trạng thái bán ròng.

dong-ti.png
Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư (Đơn vị: Tỷ đồng)

Nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục mua ròng 12.421 tỷ đồng ở sàn HOSE trong quý đầu tiên của năm 2022 - giảm 44% so với quý IV/2021.

Như vậy, cá nhân trong nước đã mua ròng trong cả 5 quý kể từ đầu năm 2021 đến nay với tổng giá trị gần 102.000 tỷ đồng.

Nhóm này mua ròng mạnh nhất MSN với giá trị 5.967 tỷ đồng; VIC cũng được mua ròng 5.653 tỷ đồng; hai mã HPG và NVL được mua ròng lần lượt 2.865 tỷ đồng và 2.517 tỷ đồng. Ngược lại, STB bị dòng vốn này bán ròng mạnh nhất với 2.267 tỷ đồng. VPB và DGC đều bị bán ròng trên 1.000 tỷ đồng.

Trái ngược với cá nhân trong nước, các tổ chức trong nước bán ròng trong cả 5 quý tính từ đầu năm 2021. Trong quý I/2022, giá trị giảm nhẹ 1,3% so với quý liên trước - ở mức 5.175 tỷ đồng.

Tính chung, dòng vốn này đã bán ròng 35.629 tỷ đồng kể từ đầu năm 2021.

Trong quý I/2022, tổ chức bán ròng mạnh nhất mã VIC với 1.970 tỷ đồng; ACB và DIG bị bán ròng lần lượt 1.414 tỷ đồng và 1.329 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, TCB được mua ròng mạnh nhất với 939 tỷ đồng; VPB cũng được mua ròng 679 tỷ đồng; Chứng chỉ quỹ ETF E1VFVN30 được mua ròng 623 tỷ đồng.

Đồng pha, khối ngoại có quý bán ròng thứ 7 liên tiếp trên HOSE song giá trị bán trong quý I/2022 giảm 57% so với quý IV/2021 - đạt mức 7.275 tỷ đồng (3.861 tỷ đồng đến từ khớp lệnh).

Tính chung cả 7 quý vừa qua, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng tổng cộng 79.784 tỷ đồng.

MSN là cổ phiếu bị khối ngoại sàn HOSE bán ròng mạnh nhất với giá trị lên đến 5.707 tỷ đồng; VIC và HPG đều có giá trị bán ròng trên 3.000 tỷ đồng; NVL cũng bị bán ròng 2.136 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, STB đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với 2.026 tỷ đồng; DGC và VHM được mua ròng lần lượt 1.891 tỷ đồng và 1.094 tỷ đồng.

Chấm dứt dự án khu đô thị hơn 1.700 tỷ đồng của Tập đoàn FLC

FLC tái khởi động siêu dự án 20.000 tỷ đồng tại Quảng Bình

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chuyen-dong-dong-tien-chung-khoan-quy-i2022-124269.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chuyển động dòng tiền chứng khoán quý I/2022
    POWERED BY ONECMS & INTECH