Clip bão Wipha như cuồng phong đổ bộ vào Trung Quốc, sức tàn phá khủng khiếp khiến hàng trăm nghìn người phải sơ tán
Trên mạng xã hội, nhiều người đã chia sẻ các video cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của cơn bão. Cây cối đổ rạp, gió lớn cuốn phăng mọi thứ trên đường.
Chiều muộn ngày 20/7, cơn bão Wipha chính thức đổ bộ vào Trung Quốc. Trời âm u, gió mạnh và mưa lớn. Tâm bão đổ bộ vào bờ biển thành phố Thái Sơn, tỉnh Quảng Đông với tốc độ 20–25 km/giờ và được dự báo có khả năng mạnh thêm.
Trước khi bão đổ bộ, tỉnh Quảng Đông đã chủ động kích hoạt trạng thái ứng phó khẩn cấp cấp IV từ 18 giờ ngày 18/7 (giờ địa phương). Tỉnh đã di dời hơn 270.000 người dân đến nơi tránh bão an toàn. Hơn 500 tàu cá đang hoạt động trên biển cũng đã trở về cảng để tránh gió. 52 điểm tham quan ven biển đã bị đóng cửa.
Trên mạng xã hội, nhiều người đã chia sẻ các video cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của cơn bão. Cây cối đổ rạp, gió lớn cuốn phăng mọi thứ trên đường.
Đặc biệt, một video ghi lại cảnh phóng viên Hong Kong (Trung Quốc) đứng không vững khi đưa tin trực tiếp khiến nhiều người lo lắng.
Phóng viên có mặt tại Bến tàu Trung tâm ở Hong Kong vào sáng ngày 20/7 ghi nhận gió giật cấp 10: “Tôi cảm thấy gió rất mạnh ở khu vực ven biển, sóng biển cũng rất lớn. Để bảo đảm an toàn, Sở Giáo dục đã thông báo cho tất cả các trường nghỉ học, người dân cũng được khuyến cáo hạn chế ra đường".
Trước đó, “siêu bão” Yagi cũng từng khiến cả thế giới kinh hoàng bởi sức tàn phá khủng khiếp. Chiều 6/9/2024, cơn bão đổ bộ vào Trung Quốc, gây ra mưa lớn, gió mạnh và sóng cao từng đợt từ 4 - 7m.
Nhiều video ghi lại cảnh gió mạnh làm vỡ tung cửa sổ các tòa nhà, cây cối bị thổi bay. Hơn 400.000 người dân ở khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi đã được sơ tán từ sớm.


Hồi tháng 9/2024, Trung Quốc tiếp tục gồng mình chống chọi với cơn bão Pulasan – cơn bão số 14 trong năm. Nhiều khu vực trung tâm đối mặt với nguy cơ thiên tai cao, gây ngập úng và ùn tắc giao thông. Tại Thượng Hải, khoảng 112.000 người đã phải sơ tán. Khoảng 280.000 học sinh tại 334 trường học buộc phải nghỉ học để tránh bão, đảm bảo an toàn.
Báo Chính phủ cho biết, cơn bão Wipha đã đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2025. Đây là cơn bão lớn, cường độ đã đạt cấp 10, giật cấp 12. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, cơn bão còn tiếp tục mạnh lên (sức gió mạnh nhất trên biển có thể đạt cấp 12, giật cấp 15). Vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, gây gió mạnh, mưa lớn cho các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh).
Đến 7h ngày 22/7, bão mạnh lên cấp 10-11, giật cấp 14 khi ở trên khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ và có khả năng tiếp tục mạnh thêm. Sau đó, bão sẽ di chuyển vào đất liền các tỉnh từ Thanh Hóa đến Nghệ An và suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực Thượng Lào.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển Tây Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10, sóng cao 3-5m. Vùng Bắc Vịnh Bắc Bộ (gồm các đặc khu Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, Hòn Dấu) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau đó tăng lên cấp 8-9; vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14; sóng cao 3-5 m. Vùng Nam Vịnh Bắc Bộ (gồm đảo Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7; vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11; sóng cao 2-4 m.
>>Đặc trưng của cơn bão Wipha khi vào Biển Đông, miền Bắc có thể mưa lớn 600mm/đợt
Giông lốc đánh úp tàu, 30 du khách hoảng hốt nhảy xuống biển
Hai yếu tố khiến bão Wipha ảnh hưởng đến đất liền từ rất sớm