CTCP CMC (HOSE: CVT) vừa thông qua nghị quyết về phát hành trái phiếu năm 2021 trong đó có kế hoạch chào bán 5 triệu trái phiếu - tương đương tổng giá trị huy động 500 tỷ đồng.
Mục đích của đợt phát hành này nhằm: Bổ sung vốn lưu động, bù đắp vốn lưu động đã dùng để tất toán các khoản vay đến hạn và thanh toán các khoản nợ với các tổ chức tín dụng.
Lãi suất chi trả cho 3 lô tương ứng 10%/năm, 10,5%/năm và 10,6%/năm. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 3/2021.
Được biết, trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản thuộc CVT hoặc bên thứ ba. Lô trái phiếu này cũng được bảo lãnh thanh toán bởi Nhựa Đồng Nai.
Mới đây, nhóm cổ đông liên quan ông Bùi Minh Lực đã bán sạch 9,62% vốn tại công ty - tương đương khoảng 4 triệu cổ phiếu trong đó ông Bùi Minh Lực bán hết gần 1,78 triệu cổ phiếu đang nắm giữ - tương đương 4,83% vốn. Bà Nguyễn Thị Hiền, vợ của ông Lực, bán hết 1,76 triệu cổ phiếu CVT, tương đương 4,79% vốn.
Cùng với đó, bà Nguyễn Minh Hồng (ông lực là em rể chồng bà Hồng) cũng bán hết 277.470 cổ phiếu CVT.
Giao dịch của nhóm cổ đông trên diễn ra trong bối cảnh thị giá CVT bật tăng mạnh từ đáy. Từ mức 37.000 đồng/cổ phiếu phiên ngày 9/8, thị giá CVT đã nhảy vọt hơn 16% chỉ sau 3 phiên và kịch trần tại mức 43.800 đồng/cổ phiếu (phiên 12/8/2021).
Kết phiên ngày 10/9, mã đang giao dịch tại mức 39.xxx đồng với thanh khoản tương đối thấp.
Về kết quả kinh doanh, báo cáo kết quả kinh doanh quý II của CVT cho thấy, doanh thu thuần trong kỳ của công ty đạt 318 tỷ đồng - giảm 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận đạt 31,7 tỷ đồng - giảm 22,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, CVT đạt 580 tỷ đồng doanh thu thuần - tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận ghi nhận sụt giảm 23,5% về còn 32,1 tỷ đồng.
Được biết hồi nửa sau tháng 7/2021, CVT đã có công văn gửi lên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM báo cáo điều chỉnh nội dung chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố.
Cụ thể chi phí nhân công trong quý II điều chỉnh giảm từ 43,8 tỷ đồng xuống còn 30,9 tỷ đồng; chi phí sản xuất theo đó điều chỉnh còn 268,3 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/6/2021, CVT có tổng tài sản 1.393 tỷ đồng. Nợ phải trả là 630 tỷ đồng (chiếm 45% tổng nguồn vốn và chủ yếu là nợ ngắn hạn), vốn chủ sở hữu 750 tỷ đồng.
Tiền thân của CMC là Nhà máy bê tông Việt Trì được thành lập năm 1958 và đã chuyển sang mô hình cổ phần hóa từ năm 2006 với vốn điều lệ ban đầu 40 tỷ đồng. Đến năm 2019, CMC tăng lên 366,9 tỷ đồng và đây cũng là số vốn hiện tại của Công ty.
Công ty chủ yếu sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét, sản xuất sản phẩm gốm sứ, sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng, thạch cao...
Năm 2021, CVT đặt mục tiêu doanh thu 1.450 tỷ đồng - tăng hơn 7% so với năm 2020; lợi nhuận giảm nhẹ so với kết quả năm 2020 - dự kiến ở mức 150 tỷ đồng.
Trong năm, CVT cũng đã gây sự chú ý trên thị trường bởi cuộc đua thâu tóm trở thành cổ đông lớn. Cụ thể, ngày 25/3, CTCP Nhựa Đồng Nai (DNP) công bố đã trở thành cổ đông lớn của CMC sau khi mua được 18.761.964 cổ phiếu CVT - tương đương 51,14% vốn CVT.
Chuẩn bị cho kịch bản nâng hạng trong năm 2025, nhiều công ty chứng khoán khởi động ‘game’ tăng vốn
Quốc hội đồng ý tái khởi động điện hạt nhân, tăng vốn Vietnam Airlines