REE và SAM chính là 2 cổ phiếu đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 2000.
CTCP Cơ điện lạnh thành lập từ năm 1977 với tên gọi ban đầu là Xí nghiệp quốc doanh cơ điện lanh thuộc sở hữu Nhà nước. Giai đoạn đầu những năm 1990-1993, thực hiện chủ trương cổ phần hoá, Cơ điện lạnh tiên phong là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tiến hành cổ phần hoá thời đó. Câu chuyện cổ phần hoá của REE cũng khá khác so với những doanh nghiệp cùng thời khi công ty “tự xin được cổ phần hoá” và nhanh chóng hoREEàn tất quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp trong năm 1993, trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước hoàn tất tiến trình cổ phần hoá.
Công ty cũng là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong việc huy động vốn qua kênh trái phiếu. Ngay từ năm 1997 Cơ điện lạnh trở thành công ty đầu tiên thực hiện phát hành trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi 1 nhà đầu tư nước ngoài và Dragon Capital chính là cầu nối đầu tiên – đơn vị bảo lãnh phát hành lô trái phiếu chuyển đổi quốc tế tổng trị giá 5 triệu USD với lãi suất 4%/năm, PE chuyển đổi là 10.
Đáng chú ý, thời điểm này lãi suất cho vay của các ngân hàng trong nước đang rất cao – trên mức 20%/năm, nên việc REE huy động vốn qua kênh trái phiếu quốc tế được nhắc đến nhiều. Thậm chí sau này, mỗi lần kể về đợt phát hành trái phiếu này, lãnh đạo công ty cũng không quên nhắc lại những khó khăn, những thủ tục phức tạp cho “lần đầu tiên” này.
Năm 1996 cũng là năm REE cho ra đời sản phẩm máy điều hoà không khí Reetech, đánh dấu bước tiến mới trong sản phẩm của công ty.
Năm 2000 khi thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu hoạt động, Cơ điện lạnh chính là một trong 2 doanh nghiệp tiên phong mang cổ phiếu lên niêm yết trên sàn chứng khoán với mã REE. Trở thành cổ phiếu đầu tiên giao dịch trên sàn, cả REE và SAM đều có rất nhiều kỷ niệm.
Những hồi ức từ buổi giao dịch đầu tiên của sàn chứng khoán Việt Nam sau này được nhiều người trong ngành kể lại, là phiên đầu thậm chí không có lệnh bán cổ phiếu REE, toàn lệnh mua. Lúc đó đành nhờ lãnh đạo REE bán ra để tạo cung cho thị trường, và chỉ cho khớp lệnh 1 lần đúng 1.000 cổ phiếu REE và 3.200 cổ phiếu SAM đều ở mức giá tham chiếu.
Đến nay sau 22 năm giao dịch trên sàn, REE đã từng “suýt” ngồi vào “mâm” những cổ phiếu có thị giá 3 chữ số. Tháng 6/2022 vừa qua REE đã có lúc đóng cửa ở mức giá 99.000 đồng/cổ phiếu (ngày 17/6/2022. Hiện tại REE đang giao dịch quanh vùng giá 77.000 đồng/cổ phiếu, vốn hoá doanh nghiệp đạt 27.500 tỷ đồng – nằm trong danh sách các doanh nghiệp có vốn hoá tỷ đô trên sàn.
Năm 2001 đánh dấu bước đột phá mới khi REE lấn sân vào thị trường bất động sản, bắt đầu bằng việc khởi công xây dựng toàn nhà e.tower1. Liên tiếp những năm sau đó toà nhà e-tower2, toà nhà 366 Nguyễn Trãi quận 5, toà nhà số 9 Đoàn Văn Bơ, toà nhà REE Tower… liên tục được khởi công. Chức năng của phần lớn các toà nhà này đều là toà nhà văn phòng cho thuê.
Đây cũng là thời điểm REE bắt đầu tái cấu trúc, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh thành từng nhóm trong đó hoạt động sản xuất dịch vụ cơ điện công trình trực thuộc REE M&E; REE Industries – hoạt động sản xuất, lắp ráp và kinh doanh các sản phẩm mang thương hiệu Reetech; REE Property – hoạt động phát triển, quản lý, kinh doanh và khai thác bất động sản cho thuê với hệ thống văn phòng, toà nhà cao ốc cho thuê… REE Finance – hoạt động đầu tư chiến lược của REE chú trọng tìm kiếm, chọn lọc các cơ hội đầu tư mới trong những ngành cơ sở hạ tầng;
Năm 2010 REE bắt đầu mở rộng đầu tư vào mảng năng lượng khi đầu tư vào các doanh nghiệp ngành điện, cơ sở hạ tầng điện, nước… Những năm sau đó REE đưa về dưới trướng những công ty con trong mảng này như Thuỷ điện Thác Bà (TBC) vào năm 2014, Thuỷ điện Thượng Kon Tum, Thuỷ điện Vĩnh Sơn Sông Hinh…
Đến năm 2019 REE tham gia lĩnh vực năng lượng tái tạo, tạo bước phát triển mới cho công ty. Các dự án điện gió được hình thành như điện gió Trà Vinh V1-3, Lợi Hải 2, Phú Lạc 2…
Hiện tại REE đang hoạt động theo mô hình Holding với 4 nhóm cơ cấu chính là các nhóm Cơ điện lạnh, Bất động sản và cơ sở hạ tầng điện và hạ tầng nước.
Mở rộng kinh doanh, REE đang “gánh” khoản nợ tài chính 11.500 tỷ đồng
Tổng tài sản Cơ điện lạnh REE tăng mạnh trong vòng mấy năm trở lại đây. Nếu tổng tài sản năm 2015 đang ở dưới 10.000 tỷ đồng, thì đến hết năm 2021 tổng tài sản công ty đã đạt trên 31.800 tỷ đồng và tạm tính đến 30/9/2022 tổng tài sản Cơ điện lạnh REE đạt trên 33.000 tỷ đồng.
Cơ cấu tài sản của công tỷ, tổng nợ phải trả so với tổng tài sản ghi nhận tỷ lệ khá ổn định. Nếu như kết thúc năm 2020 tổng nợ phải trả của REE là hơn 8.300 tỷ đồng thì kết thúc năm 2021 đã tăng lên gần 15.500 tỷ đồng và giảm về mức 4.800 tỷ đồng tính đến hết quý 3/2022.
Trong số 14.800 tỷ đồng nợ phải trả đến 30/9/2022 của Cơ điện lạnh REE có 10.350 tỷ đồng vay nợ thuê tài chính dài hạn và 1.170 tỷ đồng vay nợ thuê tài chính ngắn hạn. Tổng vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn hơn 11.500 tỷ đồng. Khoản vay nợ tài chính lớn này chính là nguyên nhân khiến Cơ điện lạnh REE đang “gánh” khoản chi phí tài chính gần 650 tỷ đồng riêng trả lãi vay trong 9 tháng đầu năm 2022.
Nói về các khoản vay ngắn hạn của Cơ điện lạnh REE – đều là các khoản vay ngân hàng trong đó có 515 tỷ đồng chuyển từ vay dài hạn sang đến hạn trả. Tổng vay ngắn hạn 1.170 tỷ đồng.
Còn các khoản vay dài hạn 10.350 tỷ đồng thì có 2.400 tỷ đồng vay trái phiếu và 7.950 tỷ đồng vay ngân hàng dài hạn, chịu lãi suất từ 6,7% đến 11,9%. Lô trái phiếu 2.318 tỷ đồng của công ty phát hành tháng 1/2019 kỳ hạn10 năm, là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được bảo lãnh bởi Credit Guarantee and Investment Facility (một quỹ tín thác của Ngân hàng phát triển Châu Á). Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu này là 38,3 triệu cổ phiếu TBC (Thuỷ điện Thác Bà), 32 triệu cổ phiếu SBH (Thuỷ điện sông Ba hạ) và gần 25 triệu cổ phiếu của Thuỷ điện Mường Hum đều thuộc sở hữu của Công ty TNHH Năng Lượng REE.
Các khoản vay dài hạn tại ngân hàng có thể điểm danh thấy chủ nợ lớn nhất là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – mã chứng khoán VCB) với tổng hơn 3.200 tỷ đồng. Các khoản vay này đều có thời gian đến hạn rất xa, khoản gần nhất tháng 11/2027 và khoản xa nhân tháng 9/2033. Tài sản thế chấp cho các khoản vay chủ yếu từ các tài sản tại các Dự án Nhà máy điện gió, hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, toà nhà Etown Center, một số tài sản tại một số nhà máy thuỷ điện…
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV – mã chứng khoán BID) là chủ nợ lớn thứ 3 với tổng dư nợ hơn 1.200 tỷ đồng cũng liên quan đến các khoản vay thực hiện dự án Nhà máy điện gió Trà Vĩnh V1-3. Các khoản vay này đến hạn trả vào tháng 10/2030.
Chủ nợ lớn thứ 3 là Tập đoàn tài chính quốc tế IFC với khoản vay hơn 1.100 tỷ đồng liên quan đến dự án Nhà máy điện gió Phú Lạc 2 và Điện gió Lợi Hải 2. Những khoản vay này có thời gian trả đén tháng 3/2033.
Còn nhiều ngân hàng có tên trong danh sách chủ nợ của Cơ điện lạnh REE như Ngân hàng TMCP Châu Á, như Shinhan Việt Nam, như Ngân hàng Raiffeisen Landesbank Oberosterreich, như Công ty tài chính cổ phần Điện Lực và Ngân hàng TMCP Việt nam Thịnh Vượng (VPBank – mã chứng khoán VPB), HDBank.
Tuy gánh nợ lớn, nhưng những khoản nợ của Cơ điện lạnh REE đều có thời gian đáo hạn dài, vay để thực hiện các dự án. Còn với khoản nợ ngắn hạn gần 1.200 tỷ đồng, xem xét tình hình tài chính của công ty cho thấy tiền và tương đương tiền đến cuối quý 3/2022 đạt hơn 1.000 tỷ đồng và các khoản đầu tư tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn hơn 1.400 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, Cơ điện lạnh REE có thể xem là doanh nghiệp luôn đạt được sự tăng trưởng về doanh thu nhiều năm trở lại đây. Lấy cột mốc 2012 – 10 năm trở về trước dónh thu REE đath gần 2.400 tỷ đồng thì 5 năm sau đó, 2017 đạt hơn gấp đôi, lên 5.000 tỷ đồng. Năm 2021 vừa qua doanh thu công ty đạt hơn 5.800 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm 2022 doanh thu tăng trưởng vượt bậc, đạt trên 6.300 tỷ đồng.
Về lợi nhuận tổng lợi nhuận sau thuế 10 năm trở lại đây từ 2012-2021 của Cơ điện lạnh REE đạt gần 14.000 tỷ đồng, tương ứng mỗi năm lãi bình quân 1.400 tỷ đồng. Trong đó cao nhất năm 2021 vừa qua REE lãi sau thuế hơn 2.100 tỷ đồng. Còn 9 tháng đầu năm 2022 Cơ điện lạnh REE đạt mức lãi kỷ lục 2.545 tỷ đồng.
Hiện tại Cơ điện lạnh đã hoàn tất quá trình tái cấu trúc công ty, hoạt động theo mô hình holding với 4 mảng kinh doanh chính:
Về cơ cấu doanh thu, mảng cơ điện lạnh những năm gần đây luôn đóng góp tỷ trọng lớn về doanh thu cho công ty. Các năm 2018, 2019 và 2020 doanh thu mảng này luôn đạt trên 3.000 tỷ đồng đến xấp xỉ 3.500 tỷ đồng.
Tuy vậy năm 2021 doanh thu mảng cơ điện lạnh bất ngờ giảm sút gần một nửa, còn 1.816 tỷ đồng mà nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 lan rộng nên nhiều dự án phải tạm dừng, phong toả khiến công ty không có nhiều đơn hàng. Bên cạnh đó chính sách mới cho điện mặt trời áp mái vẫn chưa ban hàng nên tạo ra điểm nghẽn trong việc triển khai các dự án mới và hạn chế nguồn doanh thu tổng thầu EPC.
Lợi nhuận sau thuế từ mảng này cả năm 2021 cũng chưa đến 100 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2022 mang lại khoản lãi sau thuế 226 tỷ đồng.
Mảng năng lượng, điện nước
Mảng năng lượng, hạ tầng điện nước đạt mức doanh thu hơn 3.000 tỷ đồng nhờ công ty đẩy mạnh đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo đồng thời giảm đầu tư vào các dự án nhiệt điện than.
Việc đẩy mạnh đầu tư vào các dự án điện mặt trời áp mái đã mang lại thành quả cho năm 2021, góp phần khuyến khích và thúc đẩy việc sử dụng nguồn năng lượng sạch trong hoạt đônggj sản xuất kinh doanh, góp điện năng sạch vào sản lượng điện toàn quốc.
Mảng bất động sản
Mảng bất động sản chủ yếu nguồn thu từ việc cho thuê văn phòng, các toà nhà cao ốc văn phòng đóng góp chính vào doanh thu mảng này. Trong những năm gần đây phần doanh thu đóng góp từ mảng bất động sản không có nhiều biến động, giao động từ 770 đến xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.
Chuỗi các bài viết Mỗi tuần tìm hiểu sâu một doanh nghiệp là nỗ lực của chúng tôi trong việc giúp nhà đầu tư hiểu rõ các thông tin về doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Nhà đầu tư cần chú ý, chúng tôi không chịu trách nhiệm trong việc nhà đầu tư sử dụng thông tin để đưa ra quyết định đầu tư cho mình. |
6 cổ phiếu đầu ngành được CTCK ‘chọn mặt gửi vàng’ trong tháng 12
Ông lớn đổ vốn vào loạt DN tên tuổi hàng đầu: Lợi khủng đã qua đỉnh hoàng kim?