Quần đảo phi quân sự Aland nằm trên các tuyến đường vận tải hàng hóa và quân sự của Bắc Âu và Nga. Số phận của các cư dân trên quần đảo sẽ đi về đâu khi Phần Lan định tái quân sự nhằm chặn đứng tham vọng của hải quân Nga trên biển Baltic?
Quần đảo Aland là một khu vực tự trị phi quân sự nằm giữa Thụy Điển và Phần Lan, được coi là "tử huyệt châu Âu" mà bất kỳ quốc gia nào giáp biển Baltic đều mong muốn kiểm soát nếu chiến tranh nổ ra.
Vị trí địa lý của Aland, nằm trên tuyến đường duy nhất qua biển Baltic mà Nga phải đi qua để tấn công châu Âu, biến quần đảo này thành một cứ điểm chiến lược quan trọng.
Theo các hiệp ước quốc tế ký kết sau cuộc chiến Crimea (1853-1856), không một quốc gia nào được phép đóng quân trên quần đảo Aland. Tuy nhiên, khu vực này đã trở thành tâm điểm của các cuộc tranh luận gay gắt kể từ khi Nga tấn công Ukraine, khiến Phần Lan gia nhập NATO vào năm 2023. Mặc dù Phần Lan nổi tiếng với nền quốc phòng mạnh mẽ và hậu cần hiệu quả, quần đảo Aland vẫn được xem là "gót chân Achilles" của nền quốc phòng Phần Lan.
Vị trí chiến lược của Aland cho phép kiểm soát mọi giao thông hàng hải đến Vịnh Bothnia và Vịnh Phần Lan, đồng thời là cơ sở hạ tầng quan trọng về năng lượng và truyền thông.
Ý kiến trái chiều từ phía người dân
Tuy nhiên, việc dỡ bỏ các lớp hiệp định phi quân sự hóa quốc tế sẽ rất phức tạp và hiện tại khó có thể xảy ra. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy 30.000 cư dân Aland thấy không cần thiết phải làm như vậy và chính phủ Phần Lan trước giờ luôn tôn trọng ý kiến của người dân qua các cuộc trưng cầu dân ý.
Mặc dù vậy, quan điểm của người dân trên quần đảo Aland dường như cũng đang bị chia rẽ. Westman, sĩ quan tuần tra và là người gốc Phần Lan đã lớn lên và sinh sống ở Aland hơn 40 năm cho biết ông vẫn ưu tiên cho quân đội đóng quân trên quần đảo.
Mỗi ngày tuần tra qua hơn 6800 hòn đảo lớn nhỏ ở quê hương mình, ông Westman chỉ cho phóng viên AFP thấy rằng biển Baltic tương đối nông – một lý do khiến các tuyến đường vận chuyển bị hạn chế – và nguy hiểm, với đá granit rapakivi nhô lên khỏi mặt nước khắp các hòn đảo hoặc ẩn nấp dưới bề mặt.
Quần đảo Aland nhìn từ trên cao |
Đội tuần tra của quần đảo Aland được thành lập vào năm 1930 để truy đuổi những kẻ buôn lậu từ sau thế chiến thứ I, lực lượng bảo vệ bờ biển được thành lập để đảm bảo an ninh trong trường hợp không có sự hiện diện quân sự nào trên Aland. Trang bị quân sự cho lực lượng này chủ yếu là vũ khí hạng nhẹ và cũng có tham gia diễn tập quân sự để chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp ở khu vực nhạy cảm bậc nhất châu u này.
Theo Kenneth Gustavsson, một nhà sử học quân sự, quần đảo Aland đã bị ảnh hưởng bởi mọi cuộc chiến trên vùng biển Baltic kể từ năm 1741, ba trong số đó đã kết thúc bằng các hiệp ước lớn hình thành nên bản sắc của cư dân nơi đây, những cư dân đa sắc tộc yêu hòa bình và có tinh thần phản chiến.
Giống như phần còn lại của Phần Lan, Aland là một phần tự trị của Đế quốc Nga dưới sự cai trị của Sa hoàng từ năm 1809 đến năm 1917. Vào thời điểm đó, quần đảo này được xem như một tiền đồn quan trọng trong việc phòng thủ Saint Petersburg và kiểm soát biển Baltic.
Phần Lan tuyên bố độc lập vào năm 1917, và được trao chủ quyền đối với Aland vào năm 1921 bất chấp sự phản đối của đa số đảo nói tiếng Thụy Điển trong quần đảo. Là một phần của thỏa thuận hòa bình trong Thế chiến II, khu vực phi quân sự hóa Aland nằm dưới sự giám sát của Lãnh sự quán Nga (trước đó là Liên Xô) tại Mariehamn, thị trấn thủ đô của quần đảo.
Lãnh sự quán từ thời Liên Xô vẫn tồn tại cho đến bây giờ, hiện nay do Nga điều hành |
Quần đảo trù phú trước nguy cơ bị nuốt chửng bởi chiến tranh
Những cư dân của quần đảo đã tái thiết nên thủ đô Mariehamn yên bình và trù phú từ đống tro tàn của Chiến tranh Krym.
Khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời làm mê đắm khách du lịch và các thương nhân lai vãng qua quần đảo. Vẻ đẹp của cảng nước sâu Aland càng được tôn lên nhờ những con đường gọn gàng lượn quanh các bãi biển, bao quanh bởi hoa dại và những hàng cây bồ đề.
Hàng ngày các cư dân và khách du lịch có thói quen đạp xe lướt qua những ao hồ nơi những con ngỗng trời phơi nắng trên những hòn đảo nhỏ với những ngôi nhà sơn đỏ trên đỉnh.
Nền kinh tế chủ lực của địa phương là đánh cá, nông nghiệp, thương mại thủ công và du lịch. Quần đảo Aland là tuyến đường được miễn thuế cho các chuyến vận tải đến và đi từ Thụy Điển, nơi hành khách có thể mua rượu và thuốc lá rẻ hơn mà không cần phải xuống tận thuyền.
Hiệu kỳ của quần đảo tự trị Aland |
Cư dân của quần đảo Aland lo ngại rằng việc tái quân sự hóa hòn đảo sẽ như một sự tuyên chiến với Nga và đồng minh. Nền văn hóa và cuộc sống bình yên hơn trăm năm qua của hòn đảo vốn thường là tâm điểm của chiến tranh này sẽ bị “cuốn theo chiều gió”, cơn gió tàn nhẫn của lịch sử.
Susann Simolin, giám đốc Viện Chính trị Hòa bình ở quần đảo Aland, cho biết trong những tình huống căng thẳng, mạng lưới các hiệp ước giúp mọi người trong tầm kiểm soát là rất quan trọng. “Aland là một mảnh ghép trong một bức tranh lớn hơn nhiều,” bà nhận định.
Đội trưởng đội tuần tra biển Westman nhấn mạnh rằng nếu cần, lực lượng bảo vệ bờ biển có thể tăng quân số “rất linh hoạt và rất nhanh” với các lượng biên giới khoảng 3.100 người, bao gồm cả dân thường. Tuy vậy, ông dự đoán rằng Nga sẽ phản đối các hiệp ước tái quân sự hóa, từ đó dễ dàng đánh úp chiếm lấy quần đảo chiến lược này nhằm kiểm soát biển Baltic và đe dọa an ninh của châu Âu.
>> Quốc gia Bắc Âu có biên giới 1.340km với Nga tăng cường chuẩn bị cho 'kịch bản chiến tranh'
Nga chấm dứt thỏa thuận hạt nhân với Nhật Bản
Thủ tướng Hungary cảnh báo NATO sắp đối đầu trực diện với Nga