Cổ phiếu DCM (Đạm Cà Mau) và dấu ấn khối ngoại

05-06-2022 09:34|Vân Vân

Theo dữ liệu của FiinTrade, khối ngoại đã mua ròng cổ phiếu DCM của Đạm Cà Mau 10 tháng liên tiếp.

Kết tháng 5/2022, VN-Index đóng ở mức 1.292,68 điểm - giảm 74,12 điểm (-5,42% so với cuối tháng 4); HNX-Index giảm 50,07 điểm (-13,69%) xuống 315,76 điểm; UPCoM-Index cũng giảm 8,86 điểm (-8,5%) xuống 95,45 điểm.

Dữ liệu của FiinTrade cho thấy, trong tháng 5/2022, khối ngoại tiếp tục mua ròng 3.184 tỷ đồng trên sàn HOSE trong đó mua ròng 1.007 tỷ đồng thông qua các giao dịch khớp lệnh. Đây cũng là tháng thứ 2 liên tiếp khối ngoại mua ròng trong năm 2022 trong bối cảnh họ đã bán ròng 18/22 tháng gần nhất.

Các nhà đầu tư nước ngoài tập trung mua ròng các mã FUEVFVND, NLG, DPM, CTG, FPT, DCM, VHM, HDB, DGC, MSN, VNM và VRE.

Đáng chú ý, theo dữ liệu của FiinTrade, khối ngoại đã mua ròng DCM 10 tháng liên tiếp.

Bên cạnh đó, khối ngoại còn mua ròng cổ phiếu DGC 4 tháng liên tiếp và DPM 3 tháng liên tiếp.

Đáng chú ý, DCM, DGC và DPM đều là những mã cổ phiếu ngành phân bón và hoá chất được hưởng lợi mạnh từ việc giá phân bón tăng kỷ lục thời gian qua. Đây cũng là những doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong 1 năm trở lại đây đồng thời cổ phiếu nhóm này cũng ghi nhận bứt mạnh hàng chục, thậm chí hàng trăm phần trăm.

Với riêng cổ phiếu DCM, cổ phiếu này hiện đã tăng gần gấp đôi thị giá so với thời điểm cách đây 10 tháng (3/8/2021) lên mức 40.700 đồng. 

Về diễn biến khối ngoại, trong 1 tháng trở lại đây (từ 9/5 - 4/6) khối ngoại chỉ ghi nhận bán ròng 5 phiên với tổng giá trị bán khoảng hơn 45 tỷ đồng. Trong khi đó, nhóm này mua 15 phiên với tổng cộng giá trị mua ròng khoảng 390 tỷ đồng.

dcm1.png
Diễn biến giao dịch khối ngoại tại cổ phiếu DCM 1 tháng gần đây

Kết quý I/2022, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM) ghi nhận doanh thu đạt 4.075 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 1.516 tỷ đồng - tăng lần lượt 117,6% và 901,5% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do giá urê tăng 121,2% YoY và sản lượng bán urê tăng 11% YoY.

dcm2(1).png

CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCI) dự báo, giá khí quốc tế sẽ duy trì ở mức cao cho đến năm 2023 và điều này sẽ làm giảm nguồn cung urê toàn cầu, tiếp tục hỗ trợ giá urê.

Cùng với đó, DCM đang hoàn thiện dự án nâng cấp nhà máy CO2 (vốn XDCB chỉ 4 triệu USD), điều này sẽ cho phép công ty thu thêm CO2 cho quá trình sản xuất urê.

Sau khi hoàn thành dự án nâng cấp này, DCM có thể nâng hiệu suất hoạt động từ 112% lên 115 - 117% vào cuối năm 2022 giúp công ty nắm bắt được nhu cầu xuất khẩu trong tương lai - đặc biệt từ thị trường Campuchia.

Kết quả kinh doanh quý I phục hồi mạnh mẽ, một ngân hàng được CTCK khuyến nghị TĂNG TỶ TRỌNG

Top 5 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HoSE bất chấp VN-Index rơi 75 điểm

Lời nguyền 'Sell in May’ có ứng nghiệm vào thị trường chứng khoán Việt Nam?

Bài thuộc chủ đề Sản xuất, Công nghiệp
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/co-phieu-dcm-dam-ca-mau-va-dau-an-khoi-ngoai-127459.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Cổ phiếu DCM (Đạm Cà Mau) và dấu ấn khối ngoại
POWERED BY ONECMS & INTECH