Cổ phiếu doanh nghiệp kinh doanh gạo biến động ra sao sau 3 quý đầu năm?

08-10-2021 17:29|Hữu Kiên

Dẫn nguồn tinnhanhchungkhoan.vn, các doanh nghiệp ngành gạo chủ yếu có nhà máy đặt ở các tỉnh phía Nam và nằm trong vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch COVID-19 lần thứ tư. Đây là quãng thời gian biến động đối với nhiều cổ phiếu ngành này.

“Khi các địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long có lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16, hệ thống 14 nhà máy của Lộc Trời (UpCOM: LTG) đã hoạt động sản xuất 3 tại chỗ, đảm bảo an toàn chống dịch. Để không gián đoạn chuỗi cung ứng, lực lượng 3 cùng của Lộc Trời đã tổ chức nhiều đợt ra quân thần tốc cung ứng hàng hóa kịp thời cho đối tác, khách hàng, đảm bảo đầy đủ giống, phân bón, vật tư nông nghiệp cho bà con nông dân phục vụ sản xuất đúng lịch mùa vụ”, lãnh đạo CTCP Tập đoàn Lộc Trời cho hay.

Ngay từ đầu năm, công ty đã đề ra các phương án hoạt động với giả định dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp. Nhờ sự chủ động trong kế hoạch hành động nên Lộc Trời đảm bảo ổn định sản xuất.

Thời gian giãn cách vừa qua đúng thời điểm thu hoạch vụ hè - thu, Lộc Trời đã có các giải pháp thu mua, sản xuất thành phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh và đề xuất các giải pháp hỗ trợ nông dân giải quyết tình trạng gián đoạn của chuỗi cung ứng, đảm bảo số lượng, chất lượng cũng như tiến độ giao hàng.

Năm 2021, Lộc Trời đặt kế hoạch đạt doanh thu 14.155 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 400 tỷ đồng - tăng lần lượt 88,6% và 8,5% so với năm 2020. 

Kết thúc 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp hoàn thành được hơn 36% mục tiêu doanh thu và hơn 57% mục tiêu về lợi nhuận cả năm.

CTCP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (HNX: TAR) cũng gặp khó khăn trong đợt dịch COVID-19 lần thứ tư nhưng vẫn đẩy mạnh xuất khẩu gạo khi trúng các gói thầu xuất khẩu sang Hàn Quốc. Trong quý III/2021, Trung An ước đạt doanh thu 500 tỷ đồng; lợi nhuận 40 tỷ đồng - gấp đôi quý II và tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu TAR của Trung An tăng gần 30% trong tháng 9/2021 lên mức đạt 25.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, cổ phiếu LTG của Lộc Trời có giá đi ngang trong tháng 9 nhưng tăng gần 30% với đầu năm.

Một mã khác là NSC của CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam tăng nhẹ trong tháng 9 cũng như so với đầu năm.

Được biết, 6 tháng đầu năm 2021, NSC đạt doanh thu 777 tỷ đồng - tăng 16% và lợi nhuận 96 tỷ đồng - tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020. Kết quả này tương đương 43% kế hoạch doanh thu và 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2021.

Với cổ phiếu AGM của CTCP Xuất nhập khẩu An Giang, cổ phiếu này đã ghi nhận sự bứt phá khi lập đỉnh 41.800 đồng/cổ phiếu vào ngày 15/9/2021 - chủ yếu nhờ nhóm cổ đông liên quan tới CTCP Louis Capital (TGG) mua vào lượng lớn cổ phiếu qua đó nắm cổ phần chi phối.

Giá cổ phiếu AGM sau đó có diễn biến giảm do nhiều nhà đầu tư chốt lời và TGG đăng ký bán ra. Theo đó, mã đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 9 tại 33.300 đồng/cổ phiếu nhưng vẫn cao hơn 2,5 lần so với đầu năm.

Trong nửa đầu năm 2021, AGM ghi nhận doanh thu 1.036 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 17,4 tỷ đồng, hoàn thành 27% kế hoạch doanh thu và 39% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Nhóm dầu khí lỗ ròng quý III: Nỗi lo giá dầu giảm sâu về 40 USD/thùng năm 2025

Ông lớn ngành thép lỗ quý III, vốn hóa 3.600 tỷ đồng lãi vay vào một dự án 'đắp chiếu'

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/co-phieu-doanh-nghiep-kinh-doanh-gao-bien-dong-ra-sao-sau-3-quy-dau-nam-128027.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cổ phiếu doanh nghiệp kinh doanh gạo biến động ra sao sau 3 quý đầu năm?
    POWERED BY ONECMS & INTECH