Trên thị trường chứng khoán, sau khi lập đỉnh gần 74.000 đồng hồi cuối tháng 3 (phiên 28/3/2022), giá cổ phiếu DPM của Đạm Phú Mỹ đã liên tục lao dốc trước diễn biến bất lợi của giá dầu quốc tế.
Mới đây, bà Trần Thị Phương Thảo, Phó Tổng Giám đốc Tổng CTCP Phân bón và Hoá chất Dầu khí (HOSE: DPM) đã bán 31.000 cổ phiếu DPM theo phương thức khớp lệnh từ 9/3 đến 31/3/2022.
Tuy nhiên, bà Thảo không bán hết tổng số 65.700 cổ phiếu đã đăng ký do diễn biến thị trường chưa phù hợp với kỳ vọng.
Trước đó, Kế toán trưởng Võ Ngọc Phương đã thoái hết toàn bộ 24.700 đơn vị DPM theo phương thức khớp lệnh từ 9/3 đến 24/3/2022.
Về tình hình hoạt động, trong hai tháng đầu năm 2022, các nhà máy luôn vận hành vượt công suất, chất lượng sản phẩm tiếp tục được nâng cao, sản lượng sản xuất phân bón đạt gần 180.000 tấn - vượt so với kế hoạch và cùng kỳ năm 2021.
Dự kiến trong quý I, tổng sản lượng sản xuất Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ sẽ đạt hơn 260.000 tấn.
Trên thị trường chứng khoán, sau khi lập đỉnh gần 74.000 đồng hồi cuối tháng 3 (phiên 28/3/2022), giá cổ phiếu DPM đã liên tục lao dốc trước diễn biến bất lợi của giá dầu quốc tế.
Cập nhật tại thời điểm 11h phiên 5/4/2022, cổ phiếu DPM sau khi giảm sớm đã anh nhẹ trở lại mức 64.500 đồng; khớp tạm tính gần 2,3 triệu đơn vị. Tính chung từ mức đỉnh, cổ phiếu DPM hiện giảm gần 13% chỉ sau 1 tuần giao dịch.
Giá dầu có thể thủng mốc 100 USD/thùng, cổ phiếu phân bón tiếp đà lao dốc
'Ông lớn' ngành phân bón miền Nam sắp chi gần 800 tỷ đồng trả cổ tức 2023
Đạm Phú Mỹ (DPM) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2023 “đi lùi” 59%