Những ngày vừa qua là khoảng thời gian đáng buồn với các cổ đông nhóm doanh nghiệp phân bón khi các cổ phiếu dòng này liên tục lao dốc mạnh.
Nhiều mã như DPM, DCM, LAS, DDV đều ghi nhận diễn biến giao dịch ảm đạm trong bối cảnh hầu hết các doanh nghiệp nhóm này vừa có một quý đầu năm kinh doanh đầy khởi sắc.
Về tình hình kinh doanh, nhờ hưởng lợi từ giá bán tăng cao và hoạt động xuất khẩu thuận lợi, DPM, DCM, DDV đều tăng trưởng bằng lần và báo lãi kỷ lục. PSW, LAS, VAF, PCE cũng đều lãi lớn trong khi PMB là cái tên hiếm hoi lợi nhuận đi lùi.
Một yếu tố được đánh giá có thể tác động đến diễn biến cổ phiếu phân bón những phiên gần đây đến từ thông tin Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Theo đó, đối với loại phân bón có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm sẽ có mức thuế xuất khẩu tăng từ 0% lên 5%. Đối với mặt hàng phân bón có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên có thuế xuất khẩu 5% như hiện hành.
Nếu quyết định áp thuế được thông qua, các doanh nghiệp phân bón (nhất là nhóm đầu ngành) có thể bị ảnh hưởng đáng kể. Đơn cử như DCM khi doanh thu hoạt động xuất khẩu trong quý I/2022 của công ty lên đến 2.195 tỷ đồng - gấp 5,5 lần cùng kỳ. Tương tự, DAP - Vinachem cũng ghi nhận doanh thu xuất khẩu cao gấp 2 lần cùng kỳ - đạt 559 tỷ đồng trong quý.
Trúng thầu xuất khẩu hàng trăm ngàn tấn ure trong quý I/2022 với giá bán cao ngất ngưởng, DPM cũng ghi nhận doanh thu 5.829 tỷ đồng - gấp 3 lần cùng kỳ.
Năm 2022, DPM chỉ đặt mục tiêu xuất khẩu 50.000 tấn giảm 16,7% so với năm trước nhưng ngay nửa đầu tháng 1, công ty đã trúng thầu xuất khẩu hơn 100.000 tấn.
Mới đây, phản hồi về thông tin dự thảo thuế xuất khẩu, DPM lại bất ngờ cho biết: "Việc Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định thống nhất mức thuế xuất khẩu 5% với mặt hàng phân bón, không phân biệt theo tỷ lệ tài nguyên khoáng sản trong phân bón không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty"..
Trên thị trường, cổ phiếu DCM vừa trải qua chuỗi 3 phiên giảm mạnh từ mức 36.500 đồng về 31.000 đồng trong đó có 2 phiên sàn liên tiếp các ngày 9 và 10/5/2022).
Bước sang phiên 11/5, mã bất ngờ được kéo mạnh trở lại hơn 4% lên mức 32.300 đồng (phiên ATC). Tuy nhiên, nếu tính từ đỉnh giá 48.xxx đồng hồi cuối tháng 3, cổ phiếu này hiện đã giảm khoảng hơn 33% thị giá.
Tương tự, cổ phiếu DPM cũng đã rơi từ mức 67.xxx đồng (phiên 29/4) về còn 55.xxx đồng (phiên 10/5) trước khi được kéo trở lại trong phiên ngay sau đó. Nếu tính từ đỉnh 75.xxx đồng hồi giữa tháng 4/2022, mã hiện đã ghi nhận giảm khoảng 24% thị giá.
Tương tự, các mã LAS, BFC, PSW,... cũng ghi nhận tình cảnh tương tự.
Đạm Cà Mau (DCM) hé lộ kết quả kinh doanh năm 2024, lên 5 kế hoạch cho năm tới
Nước đi mới của Đạm Cà Mau (DCM) sau động thái thúc đẩy ngành phân bón của Chính phủ