“Con nợ” lớn nhất của SCB vẫn là ẩn số

08-10-2022 12:38|Hoàng Anh

Trong nhiều năm nay, khi SCB bị xếp vào nhóm ngân hàng tái cơ cấu, vấn đề vẫn được cảnh báo nhiều lần là việc lãi dự thu rất cao.

Theo báo cáo tài chính tự lập quý II/2022 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), 6 tháng đầu năm 2022, SCB ghi nhận tổng tài sản tăng 8% so với đầu năm, đạt 761.177 tỷ đồng, cho vay khách hàng đạt 384.274 tỷ đồng – tăng gần 9%. Tài sản có khác là 228 tỷ đồng – chiếm tới 30% tổng tài sản của ngân hàng. Khoản này bao gồm 81 tỷ phải thu, 115 tỷ lãi và phí phải thu – thậm chí còn tăng mạnh so với báo cáo 2021.

Theo báo cáo tài chính, cho vay khách hàng tại SCB đạt 384.274 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý II trong đó đã bao gồm dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 5.517 tỷ đồng. Trong khi lượng tiền gửi SCB huy động từ khách hàng là 594.630 tỷ đồng.

Cũng giống như các kỳ báo cáo trước, báo cáo tài chính quý II của SCB chỉ công bố các thông tin cơ bản mà không có thuyết minh báo cáo tài chính cũng như không phân tích chất lượng tài sản, nhóm khách hàng cho vay,…. Do đó, những khách hàng lớn nào đang là “con nợ” lớn nhất của SCB vẫn là ẩn số.

Trong nhiều năm nay, khi SCB bị xếp vào nhóm ngân hàng tái cơ cấu, vấn đề vẫn được cảnh báo nhiều lần là việc lãi dự thu rất cao, trong khi khoản này đến từ một số khoản cho vay các dự án dở dang đang trong quá trình thực hiện chưa hoàn thành.

Rất có thể “dự thu” mãi chỉ là “dự”, ngân hàng không thể thu được lãi vay trong khi vẫn phải trả tiền lãi cho người gửi tiền, và ngân hàng phải xoay xở bằng cách lấy tiền gửi từ người mới để trả lãi cho người gửi cũ. Nhưng điều này liệu có thể diễn ra mãi mãi?

Trong báo cáo của CTCK Yuanta hồi đầu năm nay, các chuyên gia đã chỉ ra một số ngân hàng có tỷ lệ lãi dự thu/tổng tài sản tương đối cao. Điều này có thể khiến lợi nhuận chưa được phản ánh chính xác. Đồng thời, nó cũng làm tăng rủi ro tiềm ẩn nếu các ngân hàng không thu được các khoản lãi dự thu này.

Như chúng tôi đã thông tin, chiều ngày 7/10/2022, báo chí đồng loạt đưa tin về việc ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) đột ngột qua đời ở tuổi 50 (thông tin ban đầu được cho là đột quỵ tại nhà).

Chứng khoán Tân Việt thành lập năm 2006, là công ty chứng khoán cung cấp các dịch vụ môi giới chứng khoán, dịch vụ tài chính cho khách hàng giao dịch chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp.

Trong khi đó, SCB là ngân hàng tư nhân lớn nhất tại Việt Nam với tổng tài sản lên đến 762.000 tỷ đồng, tính đến hết quý II/2022, chỉ đứng sau các BIDV, VietcomBank, VietinBank và AgriBank. Ngân hàng hiện có vốn chủ sở hữu hơn 23.000 tỷ đồng và hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước.

Trong quá trình hoạt động, TVSI và SCB có nhiều mối quan hệ hợp tác với nhau.

Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo dân không nên rút tiền trước hạn tại ngân hàng SCB

Vụ Vạn Thịnh Phát: Bị cáo Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm

Lộ diện 2 ngân hàng đang ‘ôm’ 367 triệu cổ phần Bamboo Airways do một 'đại gia' thế chấp

Sau hơn 10 năm ròng rã chờ đợi, cổ đông SHB chuẩn bị ‘đón mưa’ cổ tức

Bài thuộc chủ đề Ngân hàng
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/con-no-lon-nhat-cua-scb-van-la-an-so-154938.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
“Con nợ” lớn nhất của SCB vẫn là ẩn số
POWERED BY ONECMS & INTECH