CPI tháng 12 cả nước giảm nhẹ, lạm phát lùi xa ngay trước tết

29-12-2022 09:43|Phương Chi

Tính chung cả năm 2022, CPI tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Tổng cục Thống kê (GSO) vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV/2022. Theo đó, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2022 giảm 0,01% so với tháng trước, tăng 4,55% so với tháng 12/2021. CPI bình quân quý IV/2022 tăng 4,41% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm 2022, CPI tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2022 tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,15%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng.

Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm:

- Nhóm giao thông có mức giảm nhiều nhất với 2,78% (làm CPI chung giảm 0,27 điểm phần trăm), do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong nước theo giá nhiên liệu thế giới vào ngày 01/12/2022, 12/12/2022 và ngày 21/12/2022 làm cho giá xăng giảm 7,29%; dầu diezen giảm 10,64%. Bên cạnh đó, chỉ số giá nhóm phụ tùng tăng 0,22%; dịch vụ khác đối với phương tiện vận tải cá nhân và dịch vụ giao thông công cộng cùng tăng 0,08%.

- Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%.

CPI tháng 12 cả nước giảm nhẹ, lạm phát lùi xa ngay trước tết

– Chỉ số giá vàng tháng 12/2022 tăng 0,45% so với tháng trước; tăng 4,16% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân năm 2022 tăng 5,74% so với năm trước.

– Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2022 giảm 2,6% so với tháng trước và tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân năm 2022 tăng 2,09% so với năm trước.

Tình hình kinh tế - xã hội tháng tư và 4 tháng đầu năm 2024

Bỏ độc quyền vàng miếng SJC, cần lập sàn mua bán tín chỉ vàng

Theo Kiến Thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cpi-thang-12-ca-nuoc-giam-nhe-lam-phat-lui-xa-ngay-truoc-tet-164214.html
Bài liên quan
  • Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số Đô La Mỹ tháng 3 năm 2024
    Theo quy luật tiêu dùng, nhu cầu của người dân giảm sau dịp Tết Nguyên đán khiến giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trên thị trường giảm, đặc biệt là lương thực, thực phẩm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng Ba tăng 1,12% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,97%.
  • Tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2024
    Tháng Một năm 2024, cả nước có 13,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong tháng 01/2024, có 43,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước.
  • CPI tháng 01/2024 tăng 0,31%
    Một số địa phương thực hiện tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2024 tăng 0,31% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2023, CPI tháng Một tăng 3,37%; lạm phát cơ bản tháng 01/2024 tăng 2,72%.
  • Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12 năm 2023
    So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng Mười Hai tăng 3,58%. CPI bình quân quý IV/2023 tăng 3,54% so với quý IV/2022. Tính chung cả năm 2023, CPI tăng 3,25% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    CPI tháng 12 cả nước giảm nhẹ, lạm phát lùi xa ngay trước tết
    POWERED BY ONECMS & INTECH