“Cú hích của Powell” - Viễn cảnh kinh tế Mỹ đạt được "hạ cánh mềm" trở nên xa vời

21-11-2022 13:06|Lan Phương

Sự thiếu lạc quan có thể đến từ nhận định của Chủ tịch St. Louis James Bullard rằng Fed nên tăng lãi suất lên ít nhất 5% -5,25% để kiềm chế lạm phát.

Ở những góc nhìn lạc quan nhất của Phố Wall, dữ liệu lạm phát đầy hứa hẹn trong tuần qua cho thấy Cục Dự trữ Liên bang có thể thực hiện hạ cánh nhẹ nhàng vào thời điểm cuối cùng.

Tuy nhiên, các nhà quản lý tài chính lớn, những người đang cược rằng suy thoái kinh tế với áp lực giá vẫn còn nóng sẽ quyết định giao dịch trong năm tới, không có niềm tin vào viễn cảnh lạc quan hạ cánh mềm.

Thông tin từ Fortune, trong bối cảnh đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc gửi tín hiệu suy thoái mới, lạm phát đình trệ là quan điểm đồng thuận của 92% nhà quản lý quỹ được hỏi trong cuộc khảo sát mới nhất của Bank of America Corp.

Đồng thời, Citigroup Inc. đang vẽ ra một kịch bản về “Cú hích của Powell”, trong đó Fed sẽ buộc phải tăng lãi suất ngay cả khi tăng trưởng sụt giảm, trong khi BlackRock Inc. không thấy triển vọng hạ cánh mềm ở Mỹ hay Châu Âu.

Lập trường giảm giá xuất hiện ngay cả khi dữ liệu gần đây về việc làm cũng như giá tiêu dùng và giá sản xuất - kết hợp với thu nhập doanh nghiệp khá - cho thấy ngân hàng trung ương Hoa Kỳ có thể thực sự thành công trong sứ mệnh tăng chi phí đi vay mà không làm hỏng chu kỳ kinh doanh.

Tuy nhiên, hiện tại, giới đầu tư chuyên nghiệp sẽ cần xem thêm bằng chứng thuyết phục về sự thay đổi lành tính trong quỹ đạo kinh tế trước khi thay đổi đáng kể vị trí phòng thủ của họ trong lúcthị trường vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề do các ảnh hưởng từ các chính sách thặt chặt tiền tệ.

Wei Li, chiến lược gia trưởng đầu tư toàn cầu tại Black Rock cho biết: “Các ngân hàng trung ương sẽ thắt chặt quá mức và đẩy các nền kinh tế vào suy thoái trung bình nhưng sẽ ngừng tăng lãi suất khi thiệt hại từ việc tăng lãi suất trở nên rõ ràng hơn, bất chấp chưa hạ được lạm phát xuống mốc mục tiêu”.

Bà Li nhận thấy tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ đang chậm lại, thu nhập giảm và áp lực giá cả tăng cao, điều này biện minh cho việc công ty này đang thiếu cân bằng đối với cổ phiếu và trái phiếu của các thị trường phát triển. Mặc dù công ty đã sẵn sàng trả lại một số tiền mặt cho tín dụng doanh nghiệp.

Các nhà đầu tư tại Bank of America, những người nhìn thấy quá rõ tình trạng lạm phát đình trệ ở phía chân trời cũng đưa ra nhận định tương tự. Cuộc khảo sát mới nhất của công ty cho thấy họ đang thu hồi vốn, gia tăng tỷ trọng tiền mặt. Các khoản đầu tư vào cổ phiếu công nghệ hiện ở mức thấp nhất kể từ năm 2006.

Tâm lý bi quan trái ngược với sự phấn khởi do báo cáo lạm phát của Mỹ tuần trước cho thấy áp lực về giá có thể lên đến đỉnh điểm. Điều đó làm gia tăng cuộc tranh luận về việc liệu Fed có khả năng điều tiết tốc độ tăng lãi suất hay không.

Sự thiếu lạc quan có thể đến từ động thái của Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard khi ông cho biết các nhà hoạch định chính sách nên tăng lãi suất lên ít nhất 5% -5,25% để kiềm chế lạm phát.

Đang chú ý, điều đó xảy ra sau khi Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly nói rằng việc tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất là “không cần bàn cãi”, trong khi Chủ tịch Fed Thành phố Kansas Esther George cảnh báo Fed có thể thấy ngày càng khó kiểm soát lạm phát mà không gây ra suy thoái.

Khi các đợt tăng lãi suất châm ngòi cho thị trường chứng khoán và trái phiếu đi xuống, Fed đã từ một người bạn trong thời kỳ giá lên trở thành một kẻ thù mới. Và sẽ không có khả năng sớm xoay trục chính sách ôn hòa.

Ví dụ, Citi đang chào mời ý tưởng về “Cú hích của Powell”, với việc ngân hàng trung ương do Jerome Powell đứng đầu buộc phải tăng lãi suất để kìm hãm tốc độ tăng trưởng do lạm phát vẫn đang rập rình ở phía trước.

Chiến lược gia Alex Saunders của Citi cho biết: “Chúng tôi phân loại môi trường này là lạm phát đình trệ. Ông khuyến nghị bán cổ phiếu và tín dụng của Hoa Kỳ, đồng thời mua hàng hóa và trái phiếu trong kịch bản cú hích Powell .

Hãng quản lý tài sản Invesco cũng đang có những bước đi thận trọng, nghiêng về các cổ phiếu phòng thủ với việc đặt cược quá nhiều vào Trái phiếu kho bạc và tín dụng cấp đầu tư của Hoa Kỳ.

Kristina Hooper, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Invesco, cho biết: “Tín hiệu trở nên ‘rủi ro’ hơn sẽ là dấu hiệu cho thấy Fed đang tiến gần đến việc ‘tạm dừng’ tăng lãi suất.

Ngay cả Andrew Sheets của Morgan Stanley, người có quan điểm thiểu số rằng lạm phát cơ bản sẽ giảm xuống 2,9% vào cuối năm 2023 cũng chưa sẵn sàng chấp nhận rủi ro trước viễn cảnh kinh tế suy thoái. Tuy nhiên, ông cho rằng nhìn lại diễn biến trong giai đoạn những năm 90 là lý do để lạc quan. Vào thời điểm đó, một kỷ nguyên được đánh dấu bằng lạm phát gia tăng với lãi suất tăng vọt, chứng khoán và trái phiếu kho bạc cuối cùng đã xoay sở để gặt hái con số lợi nhuận lớn.

Ông Sheets viết trong triển vọng của mình cho năm tới "Những người bi quan rằng hạ cánh mềm là rất hiếm. Nhưng chúng vẫn xảy ra".

Bank of America: Đến tháng 3/2025 Fed mới giảm lãi suất, nền kinh tế Mỹ còn chống chịu được lạm phát cao bao lâu?

CEO Bank of America cảnh báo người tiêu dùng Mỹ đang dần kiệt sức, Fed có khả năng tăng lãi suất 3 lần trong năm nay

Doanh thu tăng trưởng ấn tượng, ngân hàng lớn nhất thế giới 'chốt' tỷ lệ chi trả cổ tức

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cu-hich-cua-powell-vien-canh-kinh-te-my-dat-duoc-ha-canh-mem-tro-nen-xa-voi-159078.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
“Cú hích của Powell” - Viễn cảnh kinh tế Mỹ đạt được "hạ cánh mềm" trở nên xa vời
POWERED BY ONECMS & INTECH