Doanh nghiệp

Cung cấp gạo cho thị trường RCEP, doanh nghiệp Việt mang về 2,25 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm

Yên Hoàng 21/09/2023 - 06:21

8 tháng đầu năm 2023 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 5,81 triệu tấn, tăng 21,4% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu gạo của nước ta đã bật tăng mạnh trong tháng 8 nhờ nguồn cung được bổ sung từ vụ thu hoạch Hè Thu và nhu cầu tăng cao sau khi một số nước như Ấn Độ, Nga, UAE, Myanmar ban hành các biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2023 cả nước xuất khẩu 921.443 tấn gạo, tương đương 546 triệu USD, tăng 28,8% về lượng, tăng 61,7% về trị giá so với tháng 8/2022.

Tính chung 8 tháng năm 2023 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 5,81 triệu tấn, tương đương trên 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về khối lượng, tăng 35,7% về trị giá so với cùng kỳ.

Giá trung bình xuất khẩu gạo của nước ta trong 8 tháng qua tăng tăng 11,8% so với cùng kỳ, đạt 544 triệu USD/tấn.

Với kết quả này, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ. Bởi theo số liệu của Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu gạo của nước này trong 8 tháng đầu năm đạt khoảng 5,3 triệu tấn, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về thị trường tiêu thụ, gạo Việt chủ yếu được xuất bán sang các thi trường thuộc Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP), đạt 4,24 triệu tấn, tương đương 2,25 tỷ USD, tăng 31,4% về lượng, tăng 46,3% trị giá.

Cung cấp gạo cho thị trường RCEP, doanh nghiệp Việt mang về 2,25 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường lớn như Philippines, Trung Quốc… đều tăng trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023. Đặc biệt, một số thị trường ghi nhận mức tăng trưởng đột biến như Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Chile, Senegal…

Diễn biến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam nóng lên từng ngày từ nửa cuối tháng 7, do Ấn Độ và Nga, UAE ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo; hiện tượng El Nino gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất ngũ cốc tại nhiều khu vực; Nga rút khỏi Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen;…

Trong tháng 8 vừa qua đã tăng lên mức kỷ lục trong 15 năm qua sau khi Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới ban hành các biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo để ổn định thị trường trong nước.

Bước sang tháng 9 giá gạo thế giới đã có phần hạ nhiệtkhi khi nhiều nước hạ giá bán trong bối cảnh giá mặt hàng lương thực này đã tăng quá cao khiến cho hoạt động mua bán bị chậm lại.

Để đảm bảo an ninh lương thực và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững, Bộ Công thương đang cùng các Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương cần chủ động phối hợp xây dựng các phương án đảm bảo cung cầu mặt hàng gạo, góp phần bình ổn giá gạo, an ninh lương thực theo chỉ đạo của Chính phủ.

Gạo Hapro Đồng Tháp được vinh danh Top2 “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Giá lúa gạo hôm nay 11/12: lúa tươi tiếp đà tăng cao

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cung-cap-gao-cho-thi-truong-rcep-doanh-nghiep-viet-mang-ve-225-ty-usd-trong-8-thang-dau-nam-201722.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cung cấp gạo cho thị trường RCEP, doanh nghiệp Việt mang về 2,25 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH