Cùng “mang chuông đi đánh xứ người”, Viettel và FPT thu được những gì?
FPT và Viettel đã vượt ra ngoài vùng lãnh thổ Việt Nam, mang chuông đi đánh xứ người, và cùng để lại những dấu ấn đậm nét ở mỗi nơi từng hiện diện.
Viettel, FPT được biết đến là 2 nhà mạng viễn thông có bước phát triển mạnh mẽ. Viettel và FPT không chỉ được biết đến trong nước, mà còn là một trong những doanh nghiệp tiên phong "mang chuông đi đánh xứ người" trong giới viễn thông, công nghệ. Cả hai cũng đều gặt hái không ít thành quả và để lại dấu ấn mỗi nơi mình đến.
FPT hút về 17.600 tỷ đồng doanh thu mảng CNTT từ nước ngoài
Thành lập năm 1988 với 13 thành viên ban đầu, năm 1996 FPT trở thành công ty tin học hàng đầu Việt Nam, triển khai các hệ thống CNTT trong các ngân hàng, sớm trở thành các ông lớn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ internet.
Đến năm 2005 FPT chính thức vươn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, điểm đặt chân đầu tiên tại Nhật Bản - cũng là công ty CNTT đầu tiên của Việt Nam thành lập pháp nhân tại Nhật Bản. Năm 2006 FPT trở thành nhà thầu chính thức tại thị trường nước ngoài thông qua hợp đồng phần mềm trị giá 6,5 triệu USD cho Petronas - Malaysia. FPT cũng là công ty công nghệ thông tin đầu tiên đưa cổ phiếu lên niêm yết trên sàn chứng khoán.
Theo báo cáo, hiện FPT đang có hệ thống 290 trụ sở, văn phòng, chi nhánh tại 29 quốc gia và vùng lãnh
Mới đây FPT công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023 trong đó ghi nhận doanh thu đạt 37.927 tỷ đồng doanh thu, tăng 22,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 5.741 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ.
FPT cho biết khối Công nghệ đạt 22.517 tỷ đồng doanh thu, đóng góp 59% vào tổng doanh thu, tăng 25,7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.128 tỷ đồng, chiếm 46% tổng LNTT toàn Tập đoàn và tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó doanh thu dịch vụ CNTT tại nước ngoài đạt 17.626 tỷ đồng, tăng 30,9%, lợi nhuận trước thuế đạt 2.878 tỷ đồng, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường trọng điểm đều giữ được đà tăng trưởng cao, đặc biệt tại thị trường Nhật Bản.
Tăng trưởng này đến từ nhu cầu chi tiêu lớn cho công nghệ thông tin, đặc biệt là chi tiêu cho chuyển đổi số. Doanh thu chuyển đổi số từ thị trường nước ngoài trong 9 tháng năm 2023 đạt 7.710 tỷ đồng, tăng trưởng 46% so với cùng kỳ, tập trung vào các công nghệ mới như Cloud, AI/Data Analytics, ...
Ngược lại, ở trong nước FPT cho rằng nhu cầu sụt giảm từ khối khách hàng doanh nghiệp. Doanh thu đạt 4.891 tỷ đồng, tăng trưởng 10,2% và LNTT đạt 250 tỷ đồng, giảm 34,1%. Hệ sinh thái công nghệ Made-by-FPT mang lại 993 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 45% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục đóng vai trò là một trong những động lực tăng trưởng mũi nhọn của Tập đoàn trong dài hạn.
Hệ sinh thái Made by FPT mới trình làng cuối năm 2022, chuyên về nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, giải pháp ứng dụng các xu hướng nổi bật như AI, Big Data, Blockchain, Cloud và RPA nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh công nghệ.
Ngoài dịch vụ CNTT, thì khối Viễn thông cũng ghi nhận tăng trưởng hai con số, doanh thu đạt 11.278 tỷ đồng, tăng trưởng 10,1% và LNTT đạt 2.217 tỷ đồng, tăng 15,0%. Nhu cầu giáo dục ngành công nghệ thông tin tăng mạnh đã góp phần thúc đẩy doanh thu của mảng Giáo dục của FPT tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4.435 tỷ đồng.
Viettel Global cán mốc 1 tỷ USD doanh thu
Viettel Global (VGI) thành lập năm 2007, hoạt động chính là đầu tư và hỗ trợ vận hành các mạng viễn thông ở nước ngoài và cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin có liên quan.
Sau hơn chục năm bước chân ra thị trường nước ngoài, hiện Viettel Global đã có mặt tại 9 nước. Số liệu trên báo cáo thường niên năm 2022 cho thấy tổng dân số các thị trường mà doanh nghiệp đang kinh doanh xấp xỉ 247 triệu người, đang phục vụ khoảng 61 triệu thuê bao. Viettel Global cũng “khoe” thành tích có 5/9 thị trường đang đứng ở TOP1 về thuê bao.
Viettel Global chưa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023. Còn trước đó năm 2022 doanh thu Viettel Gobal cán mốc 1 tỷ USD, tăng trưởng 21% so với năm 2021 và lãi trước thuế hơn 3.000 tỷ đồng.
Viettel Global cho biết năm 2022 dòng tiền về Việt Nam cao nhất từ trước đến nay đạt 442,7 triệu USD giúp tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của Viettel Global đạt 69,4% và tiếp tục bám sát mục tiêu chiến lược là đến năm 2025 hoàn vốn đầu tư 100%.
Cùng với đó chiến lược chuyển dịch kinh doanh từ dịch vụ viễn thông truyền thống sang các dịch vụ số và CNTT cũng được triển khai mạnh mẽ và thu được những kết quả nhất định, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng của Tổng Công ty.
Năm 2022 Viettel trở thành doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn thứ 2 cả nước, chỉ đứng sau Ngân hàng VPBank.
Định hướng phát triển theo xu hướng thị trường, cả FPT và Viettel đều không để bị tụt hậu
Định hướng tương lai, Viettel Global cho rằng lĩnh vực viễn thông trên thế giới đang dần trở nên bão hòa, không gian tăng trưởng ngày càng hạn chế. Trong khi đó, các lĩnh vực mới như CNTT, dịch vụ số, nội dung số trên thế giới tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng cao và phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ. Rất nhiều sản phẩm, mô hình kinh doanh mới trên nền tảng số phát triển nở rộ; xu thế tối ưu hóa nguồn lực (cơ cấu lại danh mục đầu tư), ưu tiên đầu tư phát triển theo chiều sâu (công nghệ mới và chuyển đổi số) được các hãng viễn thông ngày càng quan tâm, chú trọng.
Viettel Global cũng sẽ không nằm ngoài xu thế này, công ty cho biết sẽ linh hoạt, sáng tạo, tìm kiếm các cơ hội, không gian phát triển kinh doanh mới, ưu tiên đầu tư phát triển theo chiều sâu (công nghệ số và chuyển đổi số) để duy trì sự tăng trưởng bền vững và hiệu quả.
Bên cạnh đó là đa dạng hóa các hoạt động M&A nhằm chủ động nguồn vốn và tăng cường tính hiệu quả. Sẵn sàng tìm kiếm và xúc tiến mở rộng thì trường mới khi thực sự có cơ hội và phù hợp với chiến lược chung của Tổng Công ty.
FPT đặt chiến lược phát triển dựa trên vận hành bằng dữ liệu và lấy khách hàng làm trung tâm, với các giải pháp đột phá trong công nghệ. Tập đoàn triển khai hàng loạt mô hình dự án khởi nghiệp sáng tạo dựa trên các công nghệ dẫn đầu: AI, Blockchain, Cloud, Big Data.
FPT: Lợi nhuận quý 3/2023 lập đỉnh lịch sử cùng cổ phiếu
Hàng nghìn cửa hàng Viettel sắp thành ‘cây ATM’ giống Thế giới Di động?
Ngành tỷ đô càng phát triển thì 'núi rác thải' nhựa càng phình to: Tăng lên 800.000 tấn vào năm 2023