Nhịp sống

Cuộc đời lao dốc của 'thần đồng' học hết tiểu học trong 2,5 ngày, đỗ đại học năm 10 tuổi và lời cảnh tỉnh cho bậc làm cha mẹ

Hải Châu 10/08/2024 - 23:32

Sở hữu trí thông minh vượt trội và được gắn mác "thần đồng" từ khi còn nhỏ, Tô Lưu Dật đã từng khiến mọi người ngưỡng mộ với những thành tích xuất sắc. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, chính sự vượt trội ấy lại trở thành nguyên nhân đẩy cậu bé vào một cuộc sống đầy bấp bênh.

Sinh ra tại Thái An, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, Tô Lưu Dật (sinh năm 2000) đã nổi tiếng từ rất sớm với những thành tích học tập đáng kinh ngạc. Khi mới 6 tuổi, Lưu Dật đã thể hiện trí tuệ vượt bậc so với bạn bè đồng trang lứa. Bố mẹ của cậu, nhận thấy tài năng đặc biệt của con, quyết định chọn con đường học tập riêng biệt cho cậu.

Tô Lưu Dật sinh năm 2000, đã nổi tiếng từ rất sớm với những thành tích học tập đáng kinh ngạc. Nguồn: VnExpress

Tô Lưu Dật sinh năm 2000, đã nổi tiếng từ rất sớm với những thành tích học tập đáng kinh ngạc. Nguồn: VnExpress

Mặc dù chỉ mới bắt đầu, Lưu Dật đã được bố mẹ dạy học tại nhà và sau đó, họ mong muốn con trai mình có thể vào học thẳng lớp 5 mà không cần trải qua các lớp đầu tiên của tiểu học. Ban đầu cậu bị từ chối bởi nhiều trường học tại Thái An, nhưng cuối cùng một trường tiểu học đã đồng ý với điều kiện cậu bé phải vượt qua một bài kiểm tra năng lực. Điều kỳ diệu là Lưu Dật đã hoàn thành chương trình học tiểu học chỉ trong vòng 2,5 ngày.

Lưu Dật đã hoàn thành chương trình học tiểu học chỉ trong vòng 2,5 ngày. Nguồn: VnExpress

Lưu Dật đã hoàn thành chương trình học tiểu học chỉ trong vòng 2,5 ngày. Nguồn: VnExpress

Khả năng xuất sắc của cậu bé không chỉ dừng lại ở đó. Sau khi hoàn thành tiểu học, Lưu Dật tiếp tục được đề xuất kiểm tra kiến thức tại một trường trung học gần đó. Đáng kinh ngạc, cậu đã trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi từ Toán học cho đến Văn học cổ. Nhờ thành tích này, cậu hoàn thành chương trình THCS chỉ trong 3 tháng, đồng thời giành được nhiều giải thưởng học thuật uy tín.

Đặt cách vào đại học khi chỉ có 10 tuổi, sống trong “vỏ bọc” là một người trưởng thành

Với tài năng thiên bẩm và sự hỗ trợ từ nhà trường, năm 10 tuổi, Lưu Dật đạt được 566 điểm trong kỳ thi đại học, chỉ kém thủ khoa tỉnh Sơn Đông 14 điểm, khiến nhiều trường đại học uy tín tranh nhau mời cậu nhập học. Cuối cùng, gia đình quyết định chọn Đại học Khoa học Công nghệ Trung Quốc sau khi cậu vượt qua một cuộc phỏng vấn với các giáo sư nổi tiếng.

Hình ảnh Lưu Dật đi thi đại học khi mới 10 tuổi. Nguồn: VietNamNet

Hình ảnh Lưu Dật đi thi đại học khi mới 10 tuổi. Nguồn: VietNamNet

Mặc dù được ca ngợi là "thần đồng" với trí nhớ siêu phàm và tài năng về Toán học và Vật lý, cuộc sống đại học của Lưu Dật lại không suôn sẻ như dự đoán. Cậu bé, với trí tuệ của một thiên tài nhưng tâm hồn vẫn là một đứa trẻ 10 tuổi, không thể thích nghi với môi trường học tập dành cho sinh viên trưởng thành. Cậu không thể tập trung trong lớp, thường xuyên gây ồn ào, quấy rối bạn học, và thậm chí có những hành động kỳ quặc như vuốt tóc các bạn nữ.

Chẳng bao lâu sau, Lưu Dật ngừng tham gia các buổi học, không còn đến trường nữa. Nhà trường cho biết cậu chỉ tạm nghỉ và không có ý định bỏ học, nhưng dường như việc theo đuổi con đường học vấn đã trở nên quá sức đối với cậu bé.

Lời cảnh tỉnh từ gia đình mang mác có con là “thần đồng”

Mẹ của Tô Lưu Dật, bà Lưu Hân Hân đã nhiều lần lên tiếng về việc không muốn con trai mình bị gán mác "thần đồng" quá nặng nề. Bà mong muốn cậu bé được sống một cuộc đời bình thường, không phải chịu áp lực từ danh hiệu mà xã hội đã đặt lên vai.

Lời cảnh tỉnh từ gia đình mang mác có con là “thần đồng”. Nguồn: Internet

Lời cảnh tỉnh từ gia đình mang mác có con là “thần đồng”. Nguồn: Internet

Cuộc đời của Tô Lưu Dật là một minh chứng rõ ràng rằng, trí tuệ vượt trội không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với hạnh phúc và thành công. Điều quan trọng là mỗi đứa trẻ cần được phát triển đúng với lứa tuổi và được sống một cuộc đời cân bằng, không phải bị áp lực bởi những kỳ vọng không thực tế.

Hậu quả của giáo dục sớm và “căn bệnh” thành tích trong giáo dục trẻ

Không có tuổi thơ hạnh phúc

Tuổi thơ là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi đứa trẻ, là thời điểm để chúng khám phá, học hỏi và tận hưởng niềm vui trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh hiện nay đang chạy theo thành tích, ép con học hành quá mức mà quên đi nhu cầu vui chơi và giải trí của trẻ. Việc này khiến trẻ bị mất đi những khoảnh khắc quý giá của tuổi thơ dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng về mặt tâm lý và cảm xúc. Một tuổi thơ không hạnh phúc, thiếu sự cân bằng giữa học và chơi sẽ để lại những vết sẹo tinh thần khó lành trong tương lai.

Hậu quả của giáo dục sớm và “căn bệnh” thành tích trong giáo dục trẻ. Nguồn: Ảnh minh họa

Hậu quả của giáo dục sớm và “căn bệnh” thành tích trong giáo dục trẻ. Nguồn: Ảnh minh họa

Không hòa nhập được với cuộc sống tập thể

Ngoài việc học tập, trẻ em cần được dạy các kỹ năng xã hội và cách ứng xử trong cuộc sống. Nếu chỉ tập trung vào việc học mà không chú ý đến các kỹ năng mềm, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường tập thể. Câu chuyện về thần đồng Tô Lưu Dật là một ví dụ điển hình. Dù học giỏi vượt trội, nhưng việc thiếu kỹ năng hòa nhập đã khiến cậu bé gặp nhiều khó khăn khi tham gia cuộc sống đại học ở tuổi lên 10.

Phát triển khả năng độc lập của trẻ

Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục là giúp trẻ phát triển khả năng độc lập. Từ nhỏ, trẻ cần được hướng dẫn để tự chăm sóc bản thân và xử lý các tình huống trong cuộc sống. Khi trẻ có khả năng suy nghĩ và hành động độc lập, chúng sẽ dễ dàng hòa nhập với môi trường mới và đối mặt với các thử thách mà không cần sự giúp đỡ quá nhiều từ người lớn.

Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục sớm là giúp trẻ phát triển khả năng độc lập. Nguồn: Ảnh minh họa

Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục sớm là giúp trẻ phát triển khả năng độc lập. Nguồn: Ảnh minh họa

Nuôi dưỡng EQ (trí tuệ cảm xúc) của trẻ

Trí tuệ cảm xúc (EQ) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đôi khi còn quan trọng hơn cả IQ. EQ giúp trẻ hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân, cũng như tương tác một cách hiệu quả với người khác. Để nuôi dưỡng EQ, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, giao tiếp với nhiều người khác nhau, từ đó giúp trẻ phát triển khả năng đồng cảm và kỹ năng giao tiếp. Ngoài ra, việc tạo ra một môi trường gia đình hài hòa, ấm áp cũng là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển EQ. Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình hạnh phúc thường có EQ cao hơn và khả năng thành công trong cuộc sống cũng lớn hơn.

>> 'Thần đồng' duy nhất Việt Nam 13 tuổi làm Tổng Biên tập, 2 lần lập kỷ lục, nhận thư chúc mừng từ Tổng thống Mỹ giờ ra sao?

'Thần đồng' Vật lý lớp 10 đầu tiên của Việt Nam đoạt HCV Olympic Vật lý quốc tế: Biết đọc truyện khi lên 3, hai lần được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì

‘Thần đồng’ Toán học từng là cựu nhân viên Google vừa trở thành người giàu nhất Trung Quốc

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cuoc-doi-lao-doc-cua-than-dong-hoc-het-tieu-hoc-trong-25-ngay-do-dai-hoc-nam-10-tuoi-va-loi-canh-tinh-cho-bac-lam-cha-me-d130147.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Cuộc đời lao dốc của 'thần đồng' học hết tiểu học trong 2,5 ngày, đỗ đại học năm 10 tuổi và lời cảnh tỉnh cho bậc làm cha mẹ
POWERED BY ONECMS & INTECH