"Cứu cánh" giúp Vietcombank tăng trưởng tín dụng quý I/2022 đến từ đâu?

11-05-2022 16:00|Băng Di

Tăng trưởng chủ yếu Vietcombank đến từ cho vay khách hàng với mức tăng 7,1%, trong khi trái phiếu giảm doanh nghiệp giảm 1,2% so với đầu năm.

Trong quý I/2022, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank (HOSE: VCB) ghi nhận tăng trưởng tín dụng hơn 7% so với đầu năm, đây là mức tăng trưởng tín dụng trong một quý tương đối cao của một ngân hàng quốc doanh và cao hơn 40% so với tăng trưởng tín dụng toàn ngành là 5%.

Các chuyên gia Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, với khả năng tiếp nhận bắt buộc một tổ chức tín dụng thì Vietcombank sẽ nhiều khả năng được cấp hạn mức tín dụng cao hơn so với thông thường.

Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào hệ số an toàn vốn (CAR) trong khi tỷ lệ này của Vietcombank chỉ vào khoảng 9,3% vào cuối năm 2021. Điều này khiến cho Vietcombank gặp trở ngại để tăng trưởng mạnh tín dụng.

Do đó theo BVSC, Vietcombank sẽ cần thực hiện các nhanh chóng các giải pháp như phát hành riêng lẻ, trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng như phát hành trái phiếu cấp 2 để gia tăng CAR.

Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu cuối quý I/2022 ở mức 0,81%, tăng 0,18 điểm % so với cuối năm 2021, tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 424% cuối năm 2021 về mức 373%.

Cùng với tăng trưởng tín dụng cao, NIM của Vietcombank vẫn tiếp tục mở rộng trong quý đầu năm ở mức 3,43%, tăng 0,33 điểm % so với cuối năm 2021 và tăng 0,19 điểm% so với cùng kỳ. Sự mở rộng NIM là do chi phí vốn tăng nhẹ và lợi suất tài sản sinh lợi gia tăng.

Khởi tố 4 lãnh đạo, nhân viên Vietcombank (VCB) liên quan vụ gây thiệt hại 600 tỷ đồng

Vietcombank chốt ngày họp ĐHĐCĐ bất thường để trình phát hành cổ phiếu riêng lẻ

Bài thuộc chủ đề Ngân hàng
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cuu-canh-giup-vietcombank-tang-truong-tin-dung-quy-i2022-den-tu-dau-133681.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    "Cứu cánh" giúp Vietcombank tăng trưởng tín dụng quý I/2022 đến từ đâu?
    POWERED BY ONECMS & INTECH