Đã đề xuất phương án xử lý các ngân hàng yếu kém và SCB

04-01-2023 15:14|Chan Chan

Sau chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về xử lý các ngân hàng yếu kém, Chính phủ cho biết, năm nay sẽ tập trung triển khai, nhằm bảo đảm ổn định tình hình hoạt động và hỗ trợ các ngân hàng này từng bước phục hồi.

Thủ tướng đã phê duyệt đề án cơ cấu lại ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu, đề xuất cấp có thẩm quyền cơ chế xử lý với các ngân hàng yếu kém và Ngân hàng SCB...

Thông tin này được Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh cho biết khi thay mặt Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện kinh tế xã hội 2022, kế hoạch 2023 tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương ngày 3/1.

Cụ thể, theo Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, năm 2022 đã giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng trong nhiều năm qua.

Chẳng hạn, Thủ tướng đã phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu 2021 - 2025, trong đó hoàn thiện khung khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng...

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, đến cuối tháng 10, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,92%, nợ xấu, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn thành nợ xấu so với tổng dư nợ là 4,5%.

Chính phủ cũng báo cáo, đề xuất Bộ Chính trị cơ chế xử lý với các ngân hàng yếu kém và Ngân hàng Sài Gòn (SCB); tái cơ cấu Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).

4 ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu hiện nay gồm Ngân hàng Đông Á (DongABank) và 3 ngân hàng mua bắt buộc là Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank), Dầu khí toàn cầu (GPBank).

Còn với Ngân hàng Sài Gòn, từ giữa tháng 10, Ngân hàng Nhà nước đưa đơn vị này vào diện kiểm soát đặc biệt. Việc này để ổn định hoạt động, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.

SCB vốn được hợp nhất bởi ba ngân hàng: SCB, Đệ Nhất (FCB) và Việt Nam Tín Nghĩa (TNB). Nhà băng này có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm ngân hàng tư nhân và nằm trong nhóm 5 tổ chức tín dụng có quy mô tài sản lớn nhất thị trường.

Sau chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về xử lý các ngân hàng yếu kém, Chính phủ cho biết, năm nay sẽ tập trung triển khai, nhằm bảo đảm ổn định tình hình hoạt động và hỗ trợ các ngân hàng này từng bước phục hồi.

Lý do miễn nhiệm Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam

Trình Quốc hội phê chuẩn ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang làm Phó Thủ tướng

Trình Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm hai Phó Thủ tướng "theo nguyện vọng cá nhân"

Theo Kiến Thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/da-de-xuat-phuong-an-xu-ly-cac-ngan-hang-yeu-kem-va-scb-164878.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Đã đề xuất phương án xử lý các ngân hàng yếu kém và SCB
POWERED BY ONECMS & INTECH