Chứng khoán

Đằng sau sự 'bất động' của 30 công ty chứng khoán tại Việt Nam: Bất động chờ M&A?

Trường Thanh 10/06/2025 19:05

Trong bức tranh thị trường chứng khoán Việt Nam đầy biến động, hơn 30 công ty chứng khoán gần như “án binh bất động” dù vẫn cầm giấy phép hoạt động trên tay.

Theo Công ty Cổ phần FiinRatings trong báo cáo “Vietnam’s Sector Spotlight | Securities Companies”, tính đến cuối năm 2024, ngành chứng khoán Việt Nam có 80 công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động, nhưng chỉ khoảng 30-40 công ty thực sự có hoạt động môi giới và cho vay ký quỹ. Áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính lớn đã khiến nhiều công ty nhỏ duy trì giấy phép như một công cụ chiến lược, chờ đợi cơ hội sáp nhập hoặc hợp tác vốn để tránh bị loại khỏi thị trường.

Đặc biệt, số lượng lớn các công ty chứng khoán không hoạt động (khoảng 30 trên tổng số 80 công ty) đã khiến tỷ lệ thanh khoản toàn ngành bị đẩy lên mức cao hơn thực tế. Các công ty này không có nghĩa vụ nợ phải trả nhưng vẫn nắm giữ một số tài sản có tính thanh khoản (chủ yếu là tiền gửi tại ngân hàng), khiến mức độ bảo đảm thanh khoản cho nguồn vốn ngắn hạn duy trì ở mức cao.

Trên thực tế, nhiều ngân hàng thương mại đang bày tỏ ý định mua lại các công ty chứng khoán nhằm mở rộng hoạt động tài chính. Đây là bước đi chiến lược để củng cố năng lực vốn và chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của thị trường.

Thanh khoản và bức tranh vốn vay ngắn hạn

Báo cáo của FiinRatings chỉ ra rằng hơn 90% nguồn vốn vay ngắn hạn của ngành chứng khoán Việt Nam đến từ các ngân hàng thương mại. Đây là yếu tố khiến các công ty nhỏ phụ thuộc mạnh mẽ vào nguồn vốn ngân hàng để duy trì hoạt động. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt/Equity) toàn ngành đã tăng từ 142,7% năm 2023 lên 161,3% cuối năm 2024, cho thấy áp lực sử dụng đòn bẩy tài chính ngày càng lớn.

Đằng sau sự 'bất động' của 30 công ty chứng khoán tại Việt Nam: Bất động chờ M&A?
Tỷ lệ vốn vay ngắn hạn trên tài sản thanh khoản: Lợi thế lớn của các công ty chứng khoán không hoạt động. Nguồn: FiinRatings.

Đáng chú ý, nhóm công ty chứng khoán không hoạt động gần như không phát sinh dư nợ cho vay margin, khiến tỷ lệ vốn khả dụng toàn ngành bị đẩy lên mức cao hơn thực tế. FiinRatings nhấn mạnh: “Tỷ lệ bảo đảm cho vay ký quỹ của nhóm top 20 công ty chứng khoán đạt 236,9%, trong khi toàn ngành chỉ đạt 158,8%”. Khoảng cách này cho thấy năng lực hấp thụ rủi ro margin của các công ty lớn vượt trội hơn nhóm không hoạt động. Ngoài ra, các công ty chứng khoán có sự hậu thuẫn của ngân hàng mẹ cũng chiếm lợi thế khi tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu (Debt/Equity) của nhóm này đạt 147,1%, trong khi nhóm không có ngân hàng hậu thuẫn chỉ đạt 128,3%.

Đằng sau sự 'bất động' của 30 công ty chứng khoán tại Việt Nam: Bất động chờ M&A?
Tỷ lệ bảo đảm cho vay ký quỹ phân hóa rõ giữa các công ty chứng khoán lớn và phần còn lại. Nguồn: FiinRatings.

Khoảng cách này phản ánh rõ sự phân hóa về năng lực quản trị vốn, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán có dấu hiệu phục hồi. Các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh mở rộng tín dụng và xử lý trái phiếu doanh nghiệp thông qua các công ty chứng khoán trong hệ sinh thái của họ, càng khiến các công ty nhỏ dễ trở thành mục tiêu thâu tóm.

Thách thức giám sát và kỳ vọng cải cách

FiinRatings cảnh báo rằng sự tồn tại của các công ty chứng khoán không hoạt động gây sai lệch dữ liệu tài chính toàn ngành, ảnh hưởng đến tính chính xác của các chỉ số giám sát. “Điều này khiến việc đánh giá mức độ an toàn vốn, thanh khoản và năng lực tài chính của ngành chứng khoán Việt Nam trở nên thiếu chính xác”, theo FiinRatings. Báo cáo cũng chỉ ra rằng các công ty top đầu đã phát hành thêm vốn chủ sở hữu đáng kể trong năm 2024 nhằm đáp ứng nhu cầu margin lending và tăng cường năng lực vốn, trong khi nhóm không hoạt động gần như đứng ngoài cuộc.

Khoảng cách về vốn này là rào cản lớn đối với các cơ quan quản lý, đặc biệt khi tỷ lệ nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn là một rủi ro tiềm ẩn. Trong khi đó, việc xử lý giấy phép hoạt động của các công ty chứng khoán không có giao dịch thực chất vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, khiến tình trạng này kéo dài.

FiinRatings dự báo xu hướng sáp nhập ngành chứng khoán sẽ tiếp tục tăng tốc trong giai đoạn 2025-2026, nhất là khi thị trường kỳ vọng được nâng hạng lên thị trường mới nổi. “Chúng tôi dự báo tốc độ thâu tóm sẽ tăng nhanh khi các ngân hàng thương mại và quỹ đầu tư đẩy mạnh việc thâu tóm các công ty chứng khoán nhỏ để xử lý danh mục trái phiếu doanh nghiệp và mở rộng hệ sinh thái tài chính”, theo FiinRatings.

Tuy nhiên, để quá trình tái cấu trúc ngành diễn ra đồng bộ, Việt Nam cần sớm hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm xử lý dứt điểm tình trạng công ty không hoạt động. Việc giải quyết rốt ráo hiện tượng này không chỉ giúp nâng cao tính minh bạch mà còn thu hút dòng vốn ngoại, củng cố niềm tin của nhà đầu tư và bảo đảm an toàn vốn toàn ngành trong bối cảnh thị trường đang kỳ vọng nâng hạng.

>> FiinRatings: Nguồn vốn quốc tế gần 1 tỷ USD – TCBS ‘độc chiếm’ game huy động ngoại tệ?

Các nhà lập pháp hối thúc SEC trục xuất Alibaba, Baidu, Weibo và loạt ông lớn Trung Quốc khỏi sàn giao dịch chứng khoán Mỹ

Phó Thủ tướng bàn 'đại sự' nâng hạng thị trường với Tập đoàn Sở Giao dịch chứng khoán London

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dang-sau-su-bat-dong-cua-30-cong-ty-chung-khoan-tai-viet-nam-bat-dong-cho-ma-292062.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    • Việt Nam đang đứng trước một bước chuyển quan trọng trong bản đồ tài chính khu vực, khi Chính phủ đề xuất phát triển mô hình “một trung tâm tài chính quốc tế, hai điểm đến” đặt tại TP HCM và Đà Nẵng. Không chỉ là sự mở rộng về hạ tầng hay quy hoạch, đây là lời khẳng định rằng đất nước đang cần nhiều hơn một cực để lan tỏa vốn, chất xám và cơ hội phát triển đồng đều giữa các vùng miền.
    • Chị hiện diện trong danh sách các đợt kiểm tra hàng giả; chị có mặt trong những bức ảnh tịch thu hàng hóa vi phạm; chị đứng lặng lẽ sau cánh cửa căn phòng nhỏ, nơi bày biện những chiếc túi xách lấp lánh mác LV, Gucci, Dior… được đặt ngay ngắn như thể đó là những món hàng thật.
    • Quốc gia này ghi nhận GDP tháng 5 giảm sâu nhất gần hai năm, xuất khẩu sang Mỹ sụt kỷ lục do chính sách thuế mới của Tổng thống Trump.
    • 3.000 km cao tốc – con số ấy không chỉ là mục tiêu kỹ thuật mà là mệnh  lệnh chính trị được đặt giữa kỳ vọng của hàng triệu người dân. Khi Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định “không thể lùi bước”, đó không đơn thuần là chỉ đạo mà là cam kết về một đất nước không để hạ tầng kìm chân khát vọng phát triển.
    • Sáng nay vợ tôi gọi điện: “Anh đừng ghé siêu thị mua thịt gà nhé, em vừa đọc báo, bảo là có vụ bán thịt bệnh, còn dán cả tem kiểm dịch giả”. Tôi thở dài, chẳng phải vì tiếc miếng cánh gà chiên giòn, mà bởi cảm giác bữa cơm giờ đây cũng trở thành nơi phải đấu trí với lòng tin.
    • Có thể sáng nay anh chị đã không ngủ đủ giấc. Một phần vì con, một phần vì chính mình. Thức dậy sớm, chuẩn bị bữa sáng con thích, nhìn con mặc đồng phục mà lòng rối như tơ vò. Rồi dặn dò, rồi lo lắng, rồi bước theo sau con, như thể sợ chỉ cần mình chậm một nhịp thôi, đứa trẻ ấy sẽ không đủ sức đi hết kỳ thi quan trọng đầu đời.
    • Những góc khuất trong kinh doanh vàng bị phanh phui, độc quyền dần bị gỡ bỏ, và sàn vàng quốc gia được nghiên cứu thành lập, tạo bước ngoặt lớn cho thị trường. Nhưng điều giới đầu tư quan tâm hơn cả là sau "đại phẫu", dòng tiền sẽ dịch chuyển về đâu?
    • PYN Elite Fund đánh giá thị trường Việt Nam hấp dẫn với P/S chỉ 1,3 và P/E dự phóng 2025 khoảng 11 lần. Dù đối mặt nhiều rủi ro từ bất ổn toàn cầu, quỹ vẫn tin tưởng vào tăng trưởng dài hạn và khả năng phục hồi mạnh mẽ của Việt Nam.
    • Sáng nay, tôi nhận được tin nhắn từ Linh, một học sinh lớp 12 ở Hà Nội: “Em đã nhận được thư báo trúng tuyển vào hai trường đại học tại bang Massachusetts, Mỹ. Nhưng giờ, em không thể xin visa. Bao nhiêu năm cố gắng, giờ lại bị tắc ngay trước ngưỡng cửa lên máy bay”.
    • Tôi biết là tôi không nên gọi chị bằng một cái tên có vẻ “thân tình” như vậy. Nhưng dẫu sao, chị cũng đã quá quen mặt trong đời sống này, quen đến mức nhiều lúc tôi còn không phân biệt được ai mới là “thật”.
    Đằng sau sự 'bất động' của 30 công ty chứng khoán tại Việt Nam: Bất động chờ M&A?
    POWERED BY ONECMS & INTECH