ĐHCĐ OCB: Gộp chia cổ tức 2022-2023 trong năm nay, đã thu hồi toàn bộ nợ của FLC và Đại Nam

28-04-2023 14:20|Nhã Kỳ

OCB đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.

Sáng ngày 28/4/2023 tại Tp. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB – Mã chứng khoán: OCB) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2023 cùng một số nội dung quan trọng khác.

Về định hướng kinh doanh năm 2023, OCB đặt mục tiêu tiếp tục tập trung vào việc phát triển quy mô và hiệu quả hoạt động, trong đó tập trung thúc đẩy hoạt động bán lẻ theo chiến lược 5 năm 2021-2025.

Dự kiến tổng tài sản đến cuối năm sẽ tăng 25% lên 242.152 tỷ đồng. Tổng huy động thị trường 1 tăng 26% lên 173.087 tỷ đồng; Dư nợ thị trường 1 tăng khoảng 20% lên 147.330 tỷ đồng. Ngân hàng cũng cho biết, dư nợ tín dụng sẽ được điều chỉnh theo hạn mức tăng trưởng mà Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

OCB đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.

ĐHCĐ OCB

OCB có 7.037 tỷ đồng lợi nhuận để lại, trong đó 2.943 tỷ là lợi nhuận để lại năm 2022 và 4.094 tỷ đồng lợi nhuận để lại của các năm trước. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, OCB đề xuất sử dụng lợi nhuận để lại và các nguồn khác thuộc vốn chủ sở hữu để tăng vốn điều lệ.

Cụ thể, ngân hàng muốn phát hành gần 685 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ 50%. Nếu thành công, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 13.699 tỷ đồng lên 20.548 tỷ đồng. Thời gian phát hành cụ thể do HĐQT quyết định sau khi được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

Với số tiền thu được từ tăng vốn, ngân hàng sẽ dùng 6.176 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, đầu tư và cho vay; 672 tỷ đồng để mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất.

Sau khi tăng vốn điều lệ, Aozora Bank, Ltd. vẫn là cổ đông lớn nắm giữ 15% vốn Ngân hàng.

ĐHCĐ OCB

Đáng chú ý, tại cuộc họp hôm nay, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc chia sẻ ngân hàng đã thu hồi toàn bộ nợ của FLC và Đại Nam.

Cụ thê, toàn bộ danh mục nợ của FLC và Đại Nam đã thu hồi xong. OCB thu hồi tài sản thế chấp của doanh nghiệp và đưa vào gán nợ, đây là hình thức NHNN cho phép. Tuy nhiên, cả hai danh mục tài sản này sau đó đã có người mua, doanh nghiệp được quyền nộp tiền cho OCB và bán tài sản lại cho bên thứ 3.

Đối với tòa nhà 265 Cầu Giấy (Hà Nội), tước đây OCB có chủ trương mua lại. Thông tin báo chí đưa chưa chính xác với giao dịch thực tế. OCB muốn mua với dạng đầu tư tài sản. Khi FLC khó khăn, chúng ta dừng giao dịch này. FLC đã hoàn trả đủ tiền, bao gồm cả tiền phạt.

Tỷ lệ nợ xấu cuối 2021 và cuối 2022 có sự khác biệt trong cách tính. 2021 chỉ công bố nợ khách hàng phát sinh tại ngân hàng OCB, còn 2022 công bố cả nợ xấu kéo theo, theo quy định mới để đảm bảo an toàn hệ thống.

Ban điều hành dành ưu tiên cao cho mục tiêu thu hồi toàn bộ nợ xấu trong năm nay. 2023 diễn biến thị trường không như mong đợi và đang có nhiều tín hiệu xấu. NHNN vừa có quyết định cho phép DN cơ cấu nợ. Trong những năm qua, OCB rất nỗ lực mở rộng cho vay bán lẻ - danh mục rất rủi ro trong bối cảnh hiện nay.

Bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2020 đã thông qua số lượng thành viên HĐQT OCB là 8 thành viên. Hiện nay, HĐQT đang khuyết 1 thành viên. Để phù hợp quy mô và nhu cầu về quản trị, HĐQT trình cổ đông thông qua việc thay đổi số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025 từ 8 lên 9 thành viên.

Do đó, HĐQT sẽ bầu nhân sự bổ sung vào HĐQT với các ứng viên là ông Kato Shin và ông Nguyễn Đình Tùng. Ông Kato Shin sinh năm 1966, đang là Cán bộ Điều hành Trưởng Khối Đầu tư châu Á kiêm Trưởng Bộ phận Châu Á Thái Bình Dương tại Ngân hàng Aozora.

Còn ông Nguyễn Đình Tùng là Tổng giám đốc OCB từ năm 2012 tới nay. Cả hai nhân sự này đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận về danh sách.

Chuyện thù lao ở OCB: Hai 'sếp' lớn nhận vài chục tỷ, chiếm 50% tiền trả cho cả dàn lãnh đạo

OCB bị 'thổi bay' 875 tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán, 'ôm' mớ bất động sản thế chấp trị giá 180.000 tỷ

Khối tài sản ‘khủng’ của gia đình Chủ tịch OCB Trịnh Văn Tuấn và bí ẩn Công ty Hướng Việt

Bài thuộc chủ đề Ngân hàng
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dhcd-ocb-gop-chia-co-tuc-2022-2023-trong-nam-nay-da-thu-hoi-toan-bo-no-cua-flc-va-dai-nam-180843.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
ĐHCĐ OCB: Gộp chia cổ tức 2022-2023 trong năm nay, đã thu hồi toàn bộ nợ của FLC và Đại Nam
POWERED BY ONECMS & INTECH