Đối với dự án The Grand Manhattan của Novaland, lãnh đạp TPBank cho biết: "Có thể nói đây là một trong những dự án tốt nhất, là 1 trong 7 dự án được UBND TP. HCM ưu tiên tháo gỡ".
Sáng nay 26/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023.
Mục tiêu lợi nhuận 8.700 tỷ đồng
Tại đại hội, Chủ tịch HĐQT TPBank Đỗ Minh Phú nhận định, trong giai đoạn 5 năm qua 2028 - 2023, ngân hàng đã đạt được những kết quả tích cực với lợi nhuận trước thuế tăng gấp 3,5 lần, tỷ lệ nợ xấu giảm về 0,84%.
Cùng với đó, tổng tài sản của ngân hàng duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19%, tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân đạt 17%; tăng trưởng tiền gửi khách hàng đạt 21%. Riêng trong năm 2022, tăng trưởng huy động khách hàng đạt gần 40%, ở mức cao nhất toàn ngành trong bối cảnh thị trường có nhiều thông tin xấu.
Trong năm 2023, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 đạt 8.700 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước. Tổng tài sản dự kiến tăng 7% lên mức 350.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ tăng 39% lên 22.016 tỷ đồng. Tổng huy động vốn ước đạt 306.960 tỷ đồng, tăng 6% so với năm ngoái.
Dư nợ cho vay và trái phiếu tổ chức kinh tế đạt 215.755 tỷ đồng, tăng 18% . Kế hoạch dư nợ cho vay và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp dự kiến tùy theo hạn mức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tỷ lệ nợ xấu cho vay kiểm soát dưới 2,2%.
Nguồn: Tài liệu họp ĐHCĐ TPBank |
Chia cổ tức tỷ lệ hơn 39%
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2022, với lợi nhuận sau thuế đạt gần 6.261 tỷ đồng, TPBank dự kiến trích 313 tỷ cho quỹ bổ sung vốn điều lệ, 10% cho quỹ dự phòng tài chính và 5 tỷ cho quỹ khen thưởng.
Ngoài ra, ngân hàng cũng đề xuất trích hơn 2.102 tỷ đồng để chia cổ tức bằng cổ phiếu. Sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận để lại chưa phân phối của năm 2022 là gần 3.215 tỷ đồng.
Theo kế hoạch đệ trình cổ đông, ngân hàng này có kế hoạch trích 6.199 tỷ đồng để chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 39,19%. Trong đó, ngoài 2.102 tỷ đồng lấy từ lợi nhuận năm 2022, ngân hàng cũng trích 1.536 tỷ đồng từ lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến năm 2021 và 2.561 tỷ đồng từ thặng dư vốn cổ phần.
Trước đó, năm 2022, ngân hàng đã chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ cao lên đến 25%. Tại đại hội, chia sẻ với cổ đông về việc liệu ngân có thể tiếp tục chia cổ tức với tỷ lệ cao như vậy trong những năm sau, Chủ tịch HĐQT ngân hàng cho biết, với phần lợi nhuận để lại, có nhiều phương án phân phối như tăng vốn chủ, đầu tư. Ngân hàng sẽ sử dụng lợi nhuận mà ngân hàng làm ra được để chia cho các cổ đông làm sao để phần còn lại đảm bảo ngân hàng hoạt động ổn định.
"Nếu ngân hàng tiếp tục hoạt động thuận lợi, đạt tăng trưởng cao, ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện việc chia cổ tức cho các cổ đông bằng hai phần tiền mặt và cổ phiếu. Tỷ lệ chia cổ tức HĐQT sẽ cân nhắc theo từng thời điểm, nhưng phần tiền mặt sẽ chiếm đáng kể", lãnh đạo TPBank cho biết.
Tăng vốn lên 22.016 tỷ đồng
Tổng số cổ phần dự kiến phát hành là gần 620 triệu cổ phiếu. Sau khi phát hành theo phương án này, vốn điều lệ của TPBank sẽ tăng từ 15.817 tỷ đồng lên 22.016 tỷ đồng.
Ngoài ra, HĐQT TPBank cũng sẽ trình đại hội cổ đông chủ trương góp vốn, mua cổ phần để mua lại công ty con hoạt động trong lĩnh vực quản lý quỹ. Ngân hàng cho biết đây là nhu cầu tất yếu khách quan đối tới TPBank, nhằm nâng cao vị thế và khả năng cạnh trạnh trên thị trường tài chính khu vực và trên thế giới.
Về việc chỉ tăng vốn thêm 39% dù ngân hàng có đủ nguồn lực để tăng đến 50%, Chủ tịch HĐQT TPBank Đỗ Minh Phú cho biết, việc tăng vốn phải căn cứ vào khả năng vốn chủ sở hữu của ngân hàng, phần vốn muốn tăng thêm lấy từ nguồn lợi nhuận để lại. Ngân hàng đã cân nhắc và cảm thấy mức 39% lên hơn 22.000 tỷ đồng là phù hợp đồng thời cũng để lại một phần lợi nhuận để dự trữ. "Đây là mức tăng khá cao, bình thường các ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ khoảng dưới 20%", ông Phú khẳng định.
Không lo trái phiếu - nợ xấu
Về chất lượng trái phiếu doanh nghiệp của TPBank, Tổng Giám đốc ngân hàng Nguyễn Hưng cho biết, hầu hết các khoản TPDN của ngân hàng đều có tài sản bảo đảo và đều có sự quản lý nghiêm ngặt như các khoản vay. Việc trích lập dự phòng và phân loại nợ được thực hiện theo đúng yêu cầu quy định của NHNN. Các khoản trái phiếu này không có quá nhiều, chỉ chiếm trên dưới 10% tổng dư nợ và đều được quản lý tốt và không có vấn đề gì xấu xảy ra với các khoản này.
Đối với dự án The Grand Manhattan của Novaland, lãnh đạo TPBank cho biết, đây 1 trong 7 dự án được UBND TP. HCM ưu tiên tháo gỡ. Đến nay, đây là dự án duy nhất đã được tháo gỡ pháp lý và đã hoàn thành phần cất nóc cũng như triển khai kinh doanh tiếp.
Lễ ký kết triển khai hoàn thiện dự án The Grand Manhattan của TPBank, Novaland và Ricons. |
"Chúng tôi cũng phân tích rõ rằng, nếu thị trường bất động sản thiếu vốn, nếu người mua trông chờ vào việc xây dựng dự án có khả năng hoàn thành không, có giao nhà đúng thời hạn không thì dự án này có khả năng đó là cao. Dự án đã bán được gần 90%, chỉ còn 10% còn lại và kể cả là giảm giá xuống đến mức tối đa của thị trường vẫn thừa khả năng trả nợ.
Về chủ trương, TPBank chỉ tài trợ tiếp cho các nhà thầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện công trình. Phần phải thu của những khách đã mua nhà từ trước đến bây giờ vẫn còn lượng tiền rất lớn, dư sức để trả nợ cho ngân hàng kể cả phần cũ lẫn phần tài trợ thêm vốn lưu động để hoàn thiện tiếp công trình
Ngân hàng làm gì cũng rất chắc chắn và điều này cũng phù hợp với chủ trương của Chính phủ và NHNN đã ban hành các văn bản yêu cầu các ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản và người dân mua nhà", ", ông Hưng cho biết.
DOJI tạm ngưng eGOLD vì lỗi hệ thống TPBank
TPBank (TPB) lần thứ 3 cập nhật tin về sự cố ngừng giao dịch: Đang dần khôi phục