Đi ngược chính sách của Fed, Việt Nam có gây ra bất ổn cho nền kinh tế năm 2022?

14-01-2022 16:21|Quang Huy

Mặc dù IMF khuyến cáo các nền kinh tế mới nổi nên nhanh chóng hành động thì Việt Nam được dự báo vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng.

Trong một bài phân tích mới đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về mức độ tác động đến các nền kinh tế mới nổi khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ, các chuyên gia kinh tế cho biết, chính sách của Mỹ diễn ra một cách từ từ, được thông báo rõ ràng có thể sẽ ít tác động đến các thị trường mới nổi, với nhu cầu nước ngoài bù đắp tác động của chi phí tài chính tăng.

Tuy nhiên, lạm phát tiền lương trên diện rộng của Mỹ hoặc sự tắc nghẽn nguồn cung liên tục có thể đẩy giá cả cao hơn dự đoán và thúc đẩy kỳ vọng lạm phát nhanh hơn, khiến Fed tăng lãi suất nhanh hơn.

"Các nền kinh tế mới nổi nên chuẩn bị cho những đợt bất ổn kinh tế tiềm tàng", IMF nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các quan chức cấp cao của IMF cho biết: "Việc Fed tăng lãi suất nhanh hơn có thể làm lũng đoạn thị trường tài chính và thắt chặt các điều kiện tài chính trên toàn cầu. Những diễn biến này có thể đi kèm với sự chậm lại của nhu cầu và thương mại của Mỹ, đồng thời có thể dẫn đến dòng vốn chảy ra và đồng tiền mất giá ở các thị trường mới nổi”.

Do đó, IMF khuyến nghị, các thị trường mới nổi với áp lực lạm phát mạnh hơn, hoặc các thể chế yếu kém hơn nên nhanh chóng hành động như tăng lãi suất. Ngoài ra, Chính phủ các nước cũng có thể công bố kế hoạch thúc đẩy nguồn lực tài chính bằng cách gia tăng việc thu thuế, thực hiện cải cách lớn về lương hưu và trợ cấp, hoặc các biện pháp khác.

Để đánh giá xem quốc gia nào sẽ phải đối mặt với sức ép lớn nhất từ việc Fed đang thắt chặt chính sách, The Economist đã thu thập dữ liệu vĩ mô của 40 nền kinh tế mới nổi. Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, mức nợ cao (đặc biệt là nợ nước ngoài), lạm phát tràn lan và dự trữ ngoại hối thiếu hụt là những chỉ số có thể gây rắc rối cho các quốc gia, nếu dòng vốn đảo chiều do Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ.

Những thông số này của các quốc gia sẽ tạo ra "chỉ số dễ bị tổn thương" (Vulnerability Index). Kết quả là một số thị trường sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng nếu Fed thắt chặt chính sách tiền tệ. Argentina là quốc gia đứng đầu danh sách về chỉ số này với tỷ lệ lạm phát trên 50% và khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng.

Mặc dù IMF khuyến cáo các nền kinh tế mới nổi nên nhanh chóng hành động như tăng lãi suất, thì Việt Nam được dự báo vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng.

Theo đó, “Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng, tập trung vào gói hỗ trợ lãi suất và mục tiêu có thể cắt giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5% - 1% trong 2 năm”, chuyên gia của SSI Research đưa ra dự báo.

Quy chiếu về mức độ tổn thương trước việc thắt chặt tiền tệ của Fed, Việt Nam được đánh giá sẽ không chịu nhiều tác động. SSI Research cho biết, đà hồi phục kinh tế của các quốc gia trên thế giới là không giống nhau, do đó cũng không thế kỳ vọng các ngân hàng trung ương đều nhìn về một hướng. Điều này đặc biệt đúng với các nền kinh tế mới nổi, khi mà tăng trưởng chưa thể quay lại mức trước đại dịch.

Theo SSI Research, chính sách tiền tệ, tài khóa của Việt Nam sẽ lệch pha với xu hướng chung trên thế giới. Việt Nam, cũng như một số nước đang phát triển, có thể tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công và trì hoãn việc thắt chặt chính sách tiền tệ, ít nhất là thêm một năm nữa.

"Mặc dù vẫn phải đối mặt với rủi ro lạm phát, việc thận trọng mở cửa trở lại do biến thể Omicron có thể giúp làm giảm áp lực lên mặt bằng giá cả chung, tạo ra không gian cho các nhà hoạch định chính sách. Lãi suất chạm đáy trong năm 2022, nhưng xu hướng của lãi suất sẽ phụ thuộc vào tốc độ phục hồi kinh tế. Theo kịch bản cơ sở, lãi suất ước tăng không đáng kể trong năm 2022, và không tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh", SSI Reseacrh nhận định.

Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp 'vượt sóng' kinh tế toàn cầu

Cả thế giới 'nín thở' chờ hành động lịch sử của ông Trump

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/di-nguoc-chinh-sach-cua-fed-viet-nam-co-gay-ra-bat-on-cho-nen-kinh-te-nam-2022-131370.html
Bài liên quan
  • Dòng vốn tháo chạy khỏi nền kinh tế lớn nhất châu Á: Chuyện gì xảy ra?
    Trong cuộc gặp với 40 CEO toàn cầu tại Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết rằng Trung Quốc sẽ “tiếp tục là mảnh đất màu mỡ cho đầu tư nước ngoài trong thời gian dài”, đồng thời khẳng định sẽ nỗ lực “cải thiện môi trường chính sách và pháp lý” để thu hút thêm vốn đầu tư.
  • Giá vàng hôm nay 26/3/2025 lao dốc, miếng SJC và nhẫn trơn có xuống 90 triệu?
    Giá vàng hôm nay 26/3/2025 trên thị trường quốc tế có những phiên giảm mạnh. Trong nước vàng SJC và vàng nhẫn tròn trơn cũng xuống giá rất nhanh sau khi lập kỷ lục 100 triệu đồng/lượng.
  • Fed tiếp tục lỗ gần 78 tỷ USD: Hoạt động có bị ảnh hưởng?
    Fed báo lỗ gần 78 tỷ USD trong năm 2024, đánh dấu năm thua lỗ thứ hai liên tiếp. Điều này có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng trung ương Mỹ?
  • Phát ngôn của ông Trump 'hãm phanh' giá vàng
    Giá vàng giảm sau khi đạt ba mức cao kỷ lục liên tiếp vào tuần trước, một phần do phát ngôn của ông Trump về chính sách thuế. Giới đầu tư chờ đợi chất xúc tác mới sau đợt tăng giá, bao gồm hy vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đi ngược chính sách của Fed, Việt Nam có gây ra bất ổn cho nền kinh tế năm 2022?
    POWERED BY ONECMS & INTECH