Tài chính Ngân hàng

Điểm tên những doanh nghiệp lỗ lớn vì tỷ giá

Linh Nhi 30/09/2023 04:21

Loạt doanh nghiệp niêm yết bị ảnh hưởng khi tỷ giá tăng nóng.

Tính từ đầu năm đến nay, Fed đã có 4 lần tăng lãi suất và 2 lần giữ nguyên, mỗi lần tăng 25 điểm cơ bản. Nếu xét từ 2022, Fed đã tăng lãi suất 11 lần và lãi suất hiện đang chạm ngưỡng cao nhất trong vòng 22 năm trở lại đây.

Tại báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán Mirae Asset (Masvn) cho rằng, chênh lệch giữa chính sách giảm lãi suất của Việt Nam, và duy trì lãi suất cao của Fed đã tạo ra một khoảng cách nhất định, khiến tỷ giá gia tăng.

Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) được Ngân hàng Nhà nước công bố 26/9 ở mức 24.076 đồng/USD, hiện đang quanh mức đỉnh cao nhất lịch sử. Áp dụng biên độ 5%, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch với tỷ giá trần là 25.229 đồng/USD và tỷ giá sàn là 22.400 đồng/USD.

Tính từ 30/6 đến 26/9, tỷ giá trung tâm của NHNN đối với USD/VND tăng 1,15% và cao hơn 0,18% so với mức tăng 0,97% vào cùng thời điểm 30/06/2022 đến 26/09/2022.

Điểm tên những doanh nghiệp lỗ lớn vì tỷ giá

Tác động đến các doanh nghiệp niêm yết

Doanh nghiệp vay nợ bằng USD

Các công ty có nợ vay bằng USD cao sẽ bị ảnh hưởng khi USD tăng giá dẫn đến lỗ chêch lệch tỷ giá hối đoái. Điều này kéo theo sự thay đổi làm sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp vay USD.

Tuy nhiên, tùy vào doanh nghiệp cụ thể nếu phát sinh doanh thu từ USD, hoặc hưởng lợi từ chêch lệch tỷ giá đồng ngoại tệ khác từ đó đối ứng nhằm cân bằng khoản lỗ chêch lệch tỷ giá.

Điểm tên những doanh nghiệp lỗ lớn vì tỷ giá
Những doanh nghiệp lợi nhuận trước thuế 2022 âm sẽ không ước tính tác động làm giảm lợi nhuận (Nguồn: Masvn).

Doanh nghiệp xuất khẩu

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu sẽ hưởng lợi từ chêch lệch tỷ giá khi USD/VND tăng. Các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm: hàng dệt may, thủy sản, giày dép, điện tử, nông sản, cao su và gỗ.

Ngành dệt may (GIL, TCM, TNG, ...) nhìn chung dưới áp lực của tỷ giá sẽ nhận tác động 2 chiều, bởi phần lớn nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài sau đó gia công xuất khẩu. Vì vậy, biến động tỷ giá sẽ ít làm thay đổi kết quả kinh doanh.

Ngành công nghệ (FPT, CMG, ...) hưởng lợi từ hoạt động gia công và xuất khẩu phần mềm. Đối với FPT doanh nghiệp hưởng lợi chênh lệch tỷ giá từ xuất khẩu nhưng FPT có khoảng 381 triệu USD nợ vay, điều này sẽ làm giảm phần lãi chênh lệch tỷ giá từ hoạt động xuất khẩu.

Điểm tên những doanh nghiệp lỗ lớn vì tỷ giá

Ngành thủy sản (VHC, ANV, MPC, IDI, FMC, ...) hưởng lợi khi doanh nghiệp thủy sản phần lớn doanh thu đến từ hoạt động xuất khẩu, đồng thời nợ vay bằng USD không lớn.

Ngành cao su (DPR, PHR, ...) thường nợ vay bằng USD không đáng kể và là những doanh nghiệp cao su xuất khẩu ròng, do đó hưởng lợi khi tỷ giá USD/VND tăng.

Ngành thực phẩm (LTG, TAR, PAN, ...) là những doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn, có thể hưởng lợi chênh lệch tỷ giá khi USD/VND tăng.

Doanh nghiệp nhập khẩu

Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu bằng USD sẽ gặp khó khăn khi USD tăng giá, đồng thời giá cả của các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam tăng làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp nhập khẩu.

Điểm tên những doanh nghiệp lỗ lớn vì tỷ giá

'Nữ hoàng phố Wall' có 2,6 triệu người theo dõi trên TikTok, được Nhà Trắng mời bình luận chính sách mới

Goldman Sachs: Vàng sẽ cán mốc 3.000 USD/ounce, thách thức đà tăng của USD

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/diem-ten-nhung-doanh-nghiep-lo-lon-vi-ty-gia-203177.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Điểm tên những doanh nghiệp lỗ lớn vì tỷ giá
    POWERED BY ONECMS & INTECH