Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng; Kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái kỹ thuật; Dầu "quay xe"; Vàng lao dốc.
Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng
Chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch 25/8 sau khi dữ liệu cập nhật cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II của Mỹ giảm ít hơn so với số liệu công bố trước đó.
Theo đó, chỉ số Dow Jones tăng 322,55 điểm, tương đương 0,98%, lên 33.291,78 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,41% lên 4.199,12 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 1,67% lên 12.639,27 điểm.
Chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ hai liên tiếp trong bối cảnh nhà đầu tư gia tăng kỳ vọng vào bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tại Wyoming vào ngày 26/8.
Tuy nhiên, tính từ đầu tuần, chỉ số Dow Jones vẫn giảm 1,23%, S&P 500 giảm 0,69% và Nasdaq giảm 0,52%.
FED có thể tăng lãi suất thêm ít nhất 3 đợt trong năm 2022
Dầu "quay xe"
Giá dầu giảm khoảng 2 USD/thùng trong phiên biến động ngày thứ Năm (25/8), khi nhà đầu tư đối mặt với khả năng trở lại thị trường toàn cầu của xuất khẩu dầu Iran và do lo ngại rằng lãi suất Mỹ tăng sẽ làm suy giảm nhu cầu nhiên liệu.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu Brent lùi 1,9% xuống 99,34 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 2,37 USD (tương đương 2,5%) còn 92,52 USD/thùng.
Các cuộc đàm phán giữa Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Iran xem xét phản ứng của Mỹ đối với văn bản của EU về việc khôi phục thoả thuận hạt nhân năm 2015 với việc Iran cho biết đã nhận được phản hồi từ Mỹ đối với văn bản “cuối cùng” của EU về khôi phục thoả thuận.
Vàng lao dốc
Đêm 25/8 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.759 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.763 USD/ounce.
Mức giá này ghi nhận thấp hơn khoảng 3,4% (62 USD/ounce) so với đầu năm. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 50,4 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 16,5 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 25/8.
Giá vàng trên thị trường quốc tế giảm khá nhanh từ đỉnh cao trong ngày xác lập vào đầu phiên trên thị trường Mỹ. Đồng USD vẫn khá mạnh, trong khi lợi tức trái phiếu Mỹ ngừng điều chỉnh giảm.
Giá USD giảm nhẹ
Đầu phiên giao dịch ngày 26/8 (theo giờ Việt Nam), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm nhẹ 0,26% xuống mốc 108,42.
Đồng USD giảm vào phiên giao dịch vừa qua trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Fed hôm nay để có thêm manh mối về tốc độ tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Mỹ.
Các nhà đầu tư đang phân vân giữa khả năng Fed sẽ tăng lãi suất cơ bản 50 hoặc 75 điểm vào tháng 9 nhằm chống lại lạm phát.
Kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái kỹ thuật
Tờ FoxBussiness hôm 25/8 đưa tin, Bộ Thương mại Mỹ cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã giảm 0,6% trong quý thứ 2 so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này thấp hơn mức giảm 0,9% được báo cáo ban đầu.
GDP của Mỹ trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay đã giảm 1,6% - mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2020 trong bối cảnh kinh tế chìm sâu trong cuộc suy thoái do đại dịch COVID-19 gây ra.
Theo Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER), suy thoái kỹ thuật là khi trong 2 quý liên tiếp, quốc gia đó có mức tăng trưởng kinh tế âm với tỷ lệ thất nghiệp cao, tăng trưởng GDP thấp hoặc âm, thu nhập giảm và doanh số bán lẻ chậm lại.
Vì sao những gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc không thể bắt kịp cơn sốt AI như Phố Wall?
Vừa lên sàn Nasdaq, một quỹ ‘cá mập’ Bitcoin đã tiến gần mốc 50 tỷ USD, nắm giữ 2,38% nguồn cung BTC