Đỉnh núi ‘9 bậc thang lên trời’ nằm ở độ cao hơn 2.000m, là ngọn núi cao thứ 2 của tỉnh cực Bắc Việt Nam

16-03-2024 22:39|Nhật Linh

Khu vực này còn giữ được hệ sinh thái rất đa dạng, tiêu biểu là thảm rừng nguyên sinh với hàng nghìn cây cổ thụ và các loại thảo dược quý hiếm.

Chiêu Lầu Thi là một trong 5 đỉnh núi liền kề khu vực phía tây nam của dãy Tây Côn Lĩnh, thuộc địa bàn xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì) và xã Thu Tà (Xín Mần), tỉnh Hà Giang. Đỉnh Chiêu Lầu Thi cao 2.402m so với mực nước biển, là ngọn núi cao thứ hai của Hà Giang.

Đỉnh Chiêu Lầu Thi cao 2.402m so với mực nước biển, là ngọn núi cao thứ hai của Hà Giang

Đỉnh Chiêu Lầu Thi cao 2.402m so với mực nước biển, là ngọn núi cao thứ hai của Hà Giang

Khu vực cao nhất của đỉnh Chiêu Lầu Thi là một khối đá có vách dựng đứng, cao khoảng 120m nằm trên bình độ khoảng 1.020ha nên rất thuận tiện cho việc quan sát bởi tầm nhìn có thể tới hàng chục km vào những ngày trời quang mây. Dưới chân núi Chiêu Lầu Thi có 13 xã thuộc huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần.

Khu vực cao nhất của đỉnh Chiêu Lầu Thi là một khối đá có vách dựng đứng, cao khoảng 120m nằm trên bình độ khoảng 1.020ha

Khu vực cao nhất của đỉnh Chiêu Lầu Thi là một khối đá có vách dựng đứng, cao khoảng 120m nằm trên bình độ khoảng 1.020ha

Chiêu Lầu Thi theo cắt nghĩa của người dân địa phương là 9 bậc thang lên trời. Tương tuyền thời còn cai trị Đông Dương, người Pháp muốn xây dựng căn cứ trên đỉnh núi để tiện quan sát một vùng đất rộng lớn ở Hà Giang, nên đã cho thợ người Hoa đục chín bậc đá dẫn lên đỉnh núi từ độ cao hơn 2.300m lên đến đỉnh cao 2.400m. Nơi đây cũng là địa điểm hoạt động của cán bộ cách mạng sau này.

Chiêu Lầu Thi theo cắt nghĩa của người dân địa phương là 9 bậc thang lên trời

Chiêu Lầu Thi theo cắt nghĩa của người dân địa phương là 9 bậc thang lên trời

Hiện nay, tại khu vực Chiêu Lầu Thi còn giữ được hệ sinh thái rất đa dạng, tiêu biểu là thảm rừng nguyên sinh với hàng nghìn cây cổ thụ và các loại thảo dược quý hiếm dưới tán rừng như Tam thất nam, lan Kim tuyến, Giảo cổ lam, Thất diệp nhất chi mai, Hoàng liên, Ba kích, các loại phong lan, Thảo quả,...

Hiện nay, tại khu vực Chiêu Lầu Thi còn giữ được hệ sinh thái rất đa dạng

Hiện nay, tại khu vực Chiêu Lầu Thi còn giữ được hệ sinh thái rất đa dạng

Ngoài ra, xung quanh đỉnh Chiêu Lầu Thi còn bảo tồn được hệ động vật phong phú như lợn rừng, khỉ, các loài bò sát,... Đặc biệt, đây cũng là cái nôi của chè Shan tuyết cổ thụ nổi tiếng của huyện Hoàng Su Phì. Tuy nhiên, do nằm trên bình độ cao nên điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nhất là vào mùa đông, vào những đợt rét đậm thường có tuyết rơi.

Vào năm 2016, đỉnh Chiêu Lầu Thi đã được gắn chóp như đỉnh Fansipan. Do địa hình hiểm trở, để mang được khối chóp lên đỉnh núi, nhiều người dân địa phương đã phải thay phiên nhau gánh, vượt núi băng rừng. Chóp được làm bằng chất liệu inox có chiều cao 108cm, nặng 82kg và có 3 cạnh, mỗi cạnh dài 666cm.

Vào năm 2016, đỉnh Chiêu Lầu Thi đã được gắn chóp như đỉnh Fansipan

Vào năm 2016, đỉnh Chiêu Lầu Thi đã được gắn chóp như đỉnh Fansipan

Để chinh phục đỉnh Chiêu Lầu Thi, phải mất hơn 3 giờ leo bộ. Chinh phục đỉnh núi này vào mùa hè, thời tiết mát mẻ như tiết trời thu, cảnh sắc như mùa xuân, còn vào mùa đông thì trời cực kì lạnh giá.

Dọc theo đường lên núi, du khách có thể chiêm ngưỡng những cánh rừng già nguyên sinh với một quần thể thực vật phong phú, đặc biệt là có nhiều loài cây quý hiếm như cây tống quán Sủ , cây chè Shan tuyết, cây kim tuyến, đỗ quyên,…

Để chinh phục đỉnh Chiêu Lầu Thi, phải mất hơn 3 giờ leo bộ

Để chinh phục đỉnh Chiêu Lầu Thi, phải mất hơn 3 giờ leo bộ

Vào những ngày trời quang, mây tạnh, bình minh lên, ánh nắng mặt trời len lỏi như rót mật nhuộm vàng từng vạt núi, ngọn núi mang một vẻ đẹp tuyệt diệu hiếm có với khung cảnh núi non trùng điệp, biển mây bồng bềnh.

Chinh phục Chiêu Lầu Thi với vẻ đẹp của muôn trùng nước non, khung cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ chắc chắn là một trải nghiệm khó quên đối với bất cứ ai khi đến đây.

>> Đỉnh núi nằm ở độ cao hơn 2.000m cao nhất ở Tây Nguyên và của cả hệ thống núi cực Nam Trung bộ, thuộc vườn quốc gia rộng 58.000ha

Ngọn núi cao hơn 600m có tảng đá phát ra tiếng chuông chùa, được mệnh danh đẹp nhất cụm Thất Sơn

Đỉnh núi thiêng cao thứ hai cả nước nằm ở nơi ‘một con gà gáy, ba nước cùng nghe’, giàu lên nhanh chóng nhờ ‘quốc bảo Việt Nam’

Ngọn núi cao 2.154m 'cõng' trên mình nhiều di tích Phật giáo đặc biệt, để lên tới đỉnh phải đi bộ qua con đường mòn đáng sợ và nguy hiểm nhất thế giới

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/dinh-nui-9-bac-thang-len-troi-nam-o-do-cao-hon-2000m-la-ngon-nui-cao-thu-2-cua-tinh-cuc-bac-viet-nam-d118196.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Đỉnh núi ‘9 bậc thang lên trời’ nằm ở độ cao hơn 2.000m, là ngọn núi cao thứ 2 của tỉnh cực Bắc Việt Nam
POWERED BY ONECMS & INTECH