Doanh nghiệp đầu tiên trong ngành dệt may Việt Nam đầu tư tại Ai Cập, sắp vận hành nhà máy mới với công suất thiết kế 3 triệu sản phẩm/năm
Sở dĩ ngành may mặc vẫn còn đất để tồn tại và phát triển bởi những nhà Tư bản không thể dùng Robot để thay thế hết số lao động có kỹ năng khéo léo được".
Công ty Cổ phần May Sông Hồng (MSH), một trong những "ông lớn" của ngành dệt may Việt Nam, tiếp tục khẳng định vị thế với những bước đi chiến lược táo bạo: mở rộng sản xuất trong nước và trở thành doanh nghiệp dệt may đầu tiên của Việt Nam đầu tư tại Ai Cập. Những động thái này không chỉ giúp MSH tận dụng tối đa cơ hội trên thị trường toàn cầu mà còn mở ra tiềm năng tăng trưởng vượt bậc trong năm 2025.
Thị trường sản phẩm may mặc của Công ty bao gồm cả thị trường trong nước và quốc tế. Hàng may mặc xuất khẩu chiếm phần lớn doanh thu (trên 80%). Công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ, và một số thị trường khác như Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Canada, Mexico và các nước Trung Đông. Đến nay, Sông Hồng đã trở thành nhà sản xuất uy tín của các hãng thời trang nổi tiếng nhờ năng lực sản xuất vượt trội.
Sản phẩm của May Sông Hồng |
Thị trường nội địa đóng góp khoảng 20% doanh thu từ sản phẩm chăn, ga, gối, đệm, được phân phối trên toàn quốc thông qua hệ thống kênh phân phối là các Showroom và Đại lý với thương hiệu “Sông Hồng”. Hiện nay Công ty có 55 nhà phân phối và 192 đại lý phủ sóng khắp 49/63 tỉnh thành Việt Nam. Đặc biệt, từ năm 2016 ngoài cung cấp cho thị trường nội địa, sản phẩm chăn ga gối của Công ty đã đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào 2 thị trường khó tính là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Kết quả kinh doanh bứt phá năm 2024
Theo ông Bùi Đức Thịnh- CTHĐQT của MSH: “Sở dĩ ngành may mặc vẫn còn đất để tồn tại và phát triển bởi những nhà Tư bản không thể dùng Robot để thay thế hết số lao động có kỹ năng khéo léo được, mặc dù họ có thể có rất nhiều tiền để đầu tư máy móc, thiết bị tự động hiện đại. Chính điều đó đang còn là lợi thế của các doanh nghiệp Việt”.
Kết quả kinh doanh của MSH quý III năm 2024, doanh thu thuần đạt 1,748 tỷ đồng tăng thêm 45.0%so với cùng kỳ năm trước do công ty ký được nhiều đơn hàng và một số đơn hàng sản xuất trong quý II/2024 được xuất hàng vào đầu tháng 7. Đồng thời công ty tiết kiệm chi phí nên lợi nhuận sauthuế ghi nhận lãi 130.1 tỷ đồng, tăng trưởng 154% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần đạt 3,852 tỷ đồngcao hơn 13.8% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 270.0 tỷ đồng cao hơn 64.6% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả kinh doanh của May Sông Hồng qua các quý. Nguồn: Fireant |
>> Mặt hàng Việt Nam gây sốt, khiến Trung Quốc chi gần 110.000 tỷ đồng nhập khẩu
Động lực tăng trưởng của MSH chủ yếu đến từ việc đơn hàng hồi phục mạnh mẽ trở lại. Theo đó, Nhà máy Sông Hồng 10 của công ty đã hoạt động tối đa công suất kể từ quý III/2024. Đồng thời, đơn giá của các đơn hàng cũng có sự cải thiện, giúp biên lợi nhuận gộp của công ty đạt 15% trong quý III/2024, tăng gần 500 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước.
Chờ đợi cú huých 3 triệu sản phẩm/năm từ nhà máy Xuân Trường II và chiến lược mở rộng đầu tư tại Ai Cập
Cuối năm 2024 – đầu năm 2025, MSH sẽ đưa vào vận hành Nhà máy Xuân Trường II với quy mô 50 chuyền may, công suất thiết kế 3 triệu sản phẩm áo jacket tiêu chuẩn/năm. Nhà máy dự kiến vận hành 50% công suất trong năm đầu tiên và đạt công suất tối đa vào năm 2027, giúp tăng 25% tổng công suất của MSH.
Điều này không chỉ giúp MSH đáp ứng nhu cầu đơn hàng gia tăng mà còn tạo động lực cải thiện biên lợi nhuận gộp lên mức 15-16% trong năm 2025, giảm thiểu chi phí lãi vay và tối ưu hóa lợi nhuận từ mảng kinh doanh cốt lõi.
Công ty Cổ phần May Sông Hồng (MSH) |
Trong quý III/2024, MSH hoàn tất khoản đầu tư liên doanh tại Ai Cập, trở thành doanh nghiệp dệt may Việt Nam đầu tiên đặt chân tới thị trường này. Với chiến lược thông minh và nhạy bén, MSH coi Ai Cập là "bàn đạp" lý tưởng để mở rộng thị phần tại Mỹ và EU nhờ những lợi thế vượt trội. Thứ nhất, chi phí nhân công tại Ai Cập thấp hơn đáng kể so với Việt Nam, giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất. Thứ hai, quốc gia này hưởng lợi từ các ưu đãi thuế quan đặc biệt theo hiệp định thương mại tự do với Israel, cho phép sản phẩm xuất khẩu từ Ai Cập sang Mỹ được miễn thuế 100%. Cuối cùng, vị trí địa lý chiến lược của Ai Cập giúp rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển đến các thị trường trọng điểm như Mỹ và EU, tạo lợi thế cạnh tranh lớn cho MSH.
Cùng với đó, tình hình bất ổn chính trị tại Bangladesh - quốc gia xuất khẩu may mặc lớn - đang tạo cơ hội để MSH gia tăng thị phần tại hai thị trường này.
Các chuyên gia nhận định, doanh thu của MSH sẽ tiếp tục tăng tốc trong những tháng cuối năm 2024 và năm 2025 nhờ nhu cầu đơn hàng xuất khẩu tăng mạnh, đặc biệt khi mùa lạnh bắt đầu tại Mỹ và EU. Nhà máy Xuân Trường II cùng liên doanh tại Ai Cập được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của MSH, giúp công ty tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu trong ngành dệt may.