Doanh nghiệp nâng cao nội lực xuất khẩu hàng hoá sang Đức

14-12-2021 16:53|Cao Trung

Xuất khẩu sang Đức trong giai đoạn 2011- 2021 đạt mức tăng trưởng khoảng 11,5%/năm. Nhiều mặt hàng Việt Nam có cơ hội lớn xuất khẩu sang thị trường Đức.

Trong nhiều năm qua, Đức vẫn luôn là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Từ góc độ xuất khẩu, Đức là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 tại EU, thứ 7 thế giới của Việt Nam năm 2020. Về nhập khẩu, Đức là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 2 EU, thứ 14 thế giới của Việt Nam.

Việt Nam và Đức có cơ cấu sản phẩm bổ sung cho nhau là chủ yếu. Việt Nam có thế mạnh về các sản phẩm công nghiệp nhẹ, sản phẩm tiêu dùng và nông sản thực phẩm, và có nhu cầu cao với nhiều nguyên liệu và máy móc phục vụ sản xuất. Trong khi đó Đức là cường quốc công nghiệp nặng, xuất khẩu nhiều nguyên nhiên liệu và máy móc thiết bị; và cũng nhập khẩu nhiều hàng tiêu dùng, nông sản thực phẩm.

Sáng nay, hội thảo trực tuyến “Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Đức thông qua Hiệp định EVFTA - Những điều doanh nghiệp cần biết” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo nhằm cung cấp thông tin về cơ hội kinh doanh với thị trường Đức từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA; đồng thời ra mắt chuyên trang thông tin trực tuyến về xuất, nhập khẩu Việt Nam - Đức. 

hoi-thao.jpg
Hội thảo "Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Đức" sáng nay

Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho hay, sau 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt - Đức (2011 - 2021), thương mại song phương giữa hai bên đã tăng từ 5,6 tỷ USD năm 2011 lên 10 tỷ USD năm 2020.

Đặc biệt, xuất khẩu từ Việt Nam sang Đức trong giai đoạn này đạt mức tăng trưởng khoảng 11,5%/năm. Mặc dù vậy, mức tăng này vẫn còn thấp so với tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới trong cùng giai đoạn (14,9%/năm). Trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Đức hiện chỉ chiếm 1,83% trong tổng thương mại của Việt Nam, thấp hơn nhiều so với tỷ trọng 24,41% với Trung Quốc, 16,65% với Mỹ, 12,11% với Hàn Quốc...

EVFTA có mức độ tự do hóa cao, tiến tới xóa bỏ phần lớn hàng rào thuế quan và tiết giảm các rào cản phi thuế quan giữa Việt Nam với EU. Hiệp định sẽ dỡ bỏ 99,2% số dòng thuế cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Đức sau 7 năm và xóa bỏ 98,3% số dòng thuế cho các sản phẩm của Đức nhập khẩu vào thị trường Việt Nam sau 10 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá là có cơ hội lớn xuất vào nước bạn, gồm giày dép, quần áo, thủy sản, các sản phẩm nhựa, hoa quả, các loại hạt và một số nông sản khác

Cụ thể, hiệp định sẽ dỡ bỏ 99,2% số dòng thuế cho hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Đức sau 7 năm, và cũng xoá bỏ 98,3% số dòng thuế cho các sản phẩm của Đức nhập khẩu vào thị trường Việt Nam sau 10 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. EVFTA cũng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tự động cho 39 sản phẩm của Việt Nam và 12 sản phẩm của Đức giúp các sản phẩm này gia tăng giá trị và thương hiệu khi tiếp cận thị trường mỗi bên.

Ngoài ra, hiệp định cũng bao gồm rất nhiều cam kết khác về hải quan, vệ sinh dịch tễ, rào cản kỹ thuật, phòng vệ thương mại, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ, mua sắm công.... giúp thiết lập nên các tiêu chuẩn và nguyên tắc thuận lợi hoá thương mại, tạo điều kiện dễ dàng cho hàng hoá của Việt Nam và Đức tiếp cận thị trường của nhau. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá là có cơ hội lớn từ EVFTA bao gồm: Giày dép, quần áo, thủy sản, các sản phẩm nhựa, hoa quả và các loại hạt, và một số sản phẩm nông sản khác như gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm….

Tại hội thảo, bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương thông tin, nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã tận dụng được các cơ hội từ EVFTA trong một năm qua để tăng mạnh xuất khẩu sang thị trường Đức như phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 71,6%, sắt thép tăng 53,2%, máy tính và điện tử tăng 34%, thủy sản tăng 15,5%.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) đã giới thiệu chi tiết các đặc điểm, cơ hội từ EVFTA cho xuất nhập khẩu với thị trường Đức; cũng như yêu cầu cụ thể về thủ tục xuất nhập khẩu để doanh nghiệp tận dụng các cơ hội này.

Năm 2024, thủ phủ công nghiệp Việt Nam dự kiến xuất siêu kỷ lục 10 tỷ USD

Đông dân hơn, chi phí rẻ hơn, vì sao Ấn Độ vẫn chưa thể thay Trung Quốc làm 'công xưởng thế giới'?

Bài thuộc chủ đề Dịch vụ, Bán lẻ
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/doanh-nghiep-nang-cao-noi-luc-xuat-khau-hang-hoa-sang-duc-130466.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Doanh nghiệp nâng cao nội lực xuất khẩu hàng hoá sang Đức
    POWERED BY ONECMS & INTECH