Tính riêng quý 4/2022 lợi nhuận sau thuế của Viettel Construction (CTR) giảm nhẹ 4,6% về mức 124 tỷ đồng.
Tổng CTCP Công trình Viettel (Viettl Construction – mã chứng khoán CTR) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 và kết qủa kinh doanh cả năm 2022.
Tính riêng quý 4 doanh thu thuần đạt 2.539 tỷ đồng, tăng 28,1% so với quý 4/2021. Tuy vậy tỷ lệ tăng chi phí vốn cao hơn nhiều, đến 32,5% dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 193 tỷ đồng, giảm 8,7% so với cùng kỳ.
Trong quý doanh thu tài chính đạt hơn 19 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ năm 2021. Chi phí tài chính cũng gấp 6 lần lên xấp xỉ 22 tỷ đồng. Tuy vậy chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm đáng kể gần 1/3 xuống còn 34 tỷ đồng.
Những yếu tố trên dẫn đến dù doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận sau thuế lại gần như đi ngang, đạt 124 tỷ đồng, giảm 4,6% so với cùng kỳ.
Lũy kế cả năm 2022 doanh thu Viettel Construction đạt 9.370 tỷ đồng, tăng trưởng 25,8% so với doanh thu 7.447 tỷ đồng đạt được năm 2021. Đây cũng là mức doanh thu kỷ lục mà CTR đạt được từ trước tới nay.
Cơ cấu doanh thu của Viettel Construction, doanh thu từ mảng dịch vụ khai thác và ứng cứu thông tin đạt hơn 4.900 tỷ đồng, chiếm trên 52% tổng doanh thu. Mảng xây lắp công trình mang về khoảng 2.400 tỷ đồng doanh thu, đóng góp 25,6% vào tổng doanh thu. mảng hợp đồng thương mại và giải pháp tích hợp mang về 1.441 tỷ đồng doanh thu. Còn lại là doanh thu từ hạ tầng cho thuê và dịch vụ kỹ thuật.
Trừ các khoản phát sinh, lợi nhuân trước thuế đạt 557 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 444 tỷ đồng, tăng 18,4% so với số lãi 375 tỷ đồng đạ được năm 2021. Đây cũng là số lãi kỷ lục công ty đạt được theo năm.
Báo cáo ghi nhận tính đến 31/12/2022 tiền và tương đương tiền còn 414 tỷ đồng (giảm 255 tỷ đồng so với đầu năm), trong đó tiền gửi ngân hàng hàng không kỳ hạn 251 tỷ đồng, tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đạt 150 tỷ đồng. Ngoài ra công ty còn có khoản tiền gửi 6 tháng đạt 1.222 tỷ đồng (tăng 1.122 tỷ đồng so với đầu năm). Đây là nguyên nhân khiến doanh thu tài chính cả năm gấp đôi năm ngoái.
Tiền gửi ngân hàng gia tăng nhưng nợ cũng tăng. Tổng nợ phải trả đến 31/12/2022 hơn 4.400 tỷ đồng (tăng 1.800 tỷ đồng so với đầu năm). Trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 1.160 tỷ đồng (tăng hơn 1.100 tỷ đồng so với đầu năm) và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn gấp đôi đầu ký lên hơn 305 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân khiến chi phí tài chính mà chủ yếu là chi phí lãi vay tăng mạnh.
Hàng nghìn cửa hàng Viettel sắp thành ‘cây ATM’ giống Thế giới Di động?
Ngành tỷ đô càng phát triển thì 'núi rác thải' nhựa càng phình to: Tăng lên 800.000 tấn vào năm 2023