Đòi tăng lương bằng cách…dọa nghỉ việc, nhân viên nhận cái kết đắng: Thua ngay từ khi bắt đầu, chuyên gia khuyên cách làm đúng đắn
Dọa nghỉ việc để được tăng lương là suy nghĩ sai lầm của nhiều người, vừa không được tăng lương vừa mất công việc.
Một tờ báo nổi tiếng đã trích lại lời của ông Chris Williams - cựu Phó Giám đốc Nhân sự Microsoft kiêm nhà sáng tạo podcast về vấn đề nhân sự nghỉ việc: “Với hơn 40 năm trong nghề, tôi chứng kiến nhiều nhân viên dọa nghỉ việc để được tăng lương. Nhưng hầu hết đều không đi đến kết cục như họ mong muốn.”
Vậy đâu là nguyên nhân cho việc này?
Cảm xúc thất vọng trong công việc là điều không tránh khỏi. Đôi khi, đó chỉ là những mâu thuẫn nhỏ do quan điểm khác biệt với đồng nghiệp hoặc có thể là sự thất vọng kéo dài do sự cản trở trong sự nghiệp.
Khi những suy nghĩ tiêu cực này chiếm lấy tâm trí, nhiều người thường đưa ra đe dọa từ chức nếu không thấy sự thay đổi từ phía công ty hoặc đồng nghiệp. Họ cũng có thể đề xuất những điều chỉnh về lương và phúc lợi như một yêu cầu để tiếp tục gắn bó.
Sếp của bạn có thể phản ứng theo 3 cách:
Bị bất ngờ
Sếp của bạn có thể ngạc nhiên nhưng sẽ ít khi đồng ý với yêu cầu của bạn. Trong tâm trí của họ, họ chỉ muốn tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao một nhân viên lại đưa ra quyết định bất ngờ muốn nghỉ việc.
Hơn nữa, điều họ quan tâm là tại sao nhân viên không nói ra những vấn đề này sớm hơn. Họ tự hỏi làm thế nào mình lại không nhận biết cảm xúc thực sự của nhân viên.
Lại là bạn à?
Nếu bạn là người hay phàn nàn, sếp sẽ không ngạc nhiên khi nghe thấy những lời than phiền của bạn. Trong đầu họ có thể nghĩ: "Ah, lại là bạn - người suốt ngày đòi hỏi và phàn nàn về mọi thứ."
Bạn bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách mạnh mẽ. Nếy công ty đã thông báo rằng việc điều chỉnh lương hay cải thiện đãi ngộ không khả thi, công ty đã làm tất cả những gì có thể thì vấn đề chính là bạn có thể đã không chọn đúng nơi làm việc.
Vì vậy, việc bạn đe dọa nghỉ việc có thể chỉ là cách để bạn giải tỏa sự tức giận. Đừng quá bất ngờ nếu sếp của bạn đồng ý cho bạn nghỉ mà không cần suy nghĩ thêm!
Tạm biệt!
Bạn đã thể hiện sự không hài lòng một cách rõ ràng và thậm chí thiếu tế nhị. Có rất nhiều tin đồn về việc bạn đang tìm kiếm một công việc mới. Bạn thường vắng mặt trong những cuộc họp quan trọng, khiến nhiều người nghĩ rằng bạn đang đi phỏng vấn ứng tuyển ở côn côngty khác. Vậy thì việc bạn đe dọa có ý nghĩa gì khi bạn đã quyết định thôi việc?
Trong bất kỳ trường hợp nào, lời đe dọa rời đi của bạn đều giống như một câu chuyện “tống tiền”. Nếu bạn đang tham gia một dự án, có lẽ công ty sẽ cố gắng giữ bạn lại cho đến khi dự án hoàn thành. Nhưng sau đó chưa chắc công ty sẽ còn cần đến bạn.
Có vẻ như từ lúc bạn bắt đầu đưa ra yêu cầu, bạn đã ở trong một tình thế không thuận lợi. Công ty có thể tạm thời đồng ý với yêu cầu của bạn nhưng chỉ trong một thời gian ngắn bạn sẽ bị cho thôi việc.
Lời khuyên của chuyên gia:
Đối với nhân viên, hãy tránh việc đe dọa. Thay vào đó hãy tìm cách trao đổi thẳng thắn và chân thành, diễn đạt mong muốn của bạn. Làm rõ việc tăng lương hay cải thiện đãi ngộ sẽ giúp bạn đạt được hiệu suất công việc tốt hơn. Quan trọng nhất là giữ thái độ tỉnh táo, rõ ràng và cởi mở.
Còn đối với phía công ty, trong quá trình quản lý doanh nghiệp, ngoài việc tập trung vào việc phỏng vấn tuyển dụng, việc thực hiện “phỏng vấn khi nghỉ việc” cũng rất quan trọng. Điều này cho phép lãnh đạo hiểu rõ nguyên nhân tại sao nhân viên quyết định rời bỏ công ty và từ đó điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp nhằm giữ chân những nhân tài. Để ngăn việc nhân viên nghỉ việc trong tương lai, người đứng đầu cần chú trọng vào việc lắng nghe và khích lệ nhân viên. Hãy tạo ra môi trường làm việc nơi mà nhân viên có cơ hội phát huy khả năng và cống hiến hết mình.
Hà Nội dành 3,4 nghìn tỷ từ tiết kiệm chi thường xuyên để cải cách tiền lương
Nên tăng lương hưu cao hơn cho những người có mức hưởng thấp