Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu ngân sách Nhà nước của vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2023 ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước.
Quy mô nền kinh tế vùng Đồng bằng Sông Hồng đạt hơn 3.100 tỷ đồng
Tại Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồngdiễn ra vào ngày 9/5, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 1 năm qua tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước phát triển ổn định theo định hướng bền vững hơn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2023 của vùng đạt 6,28%, đứng thứ 3/6 vùng kinh tế, gấp 1,24 lần so với bình quân chung cả nước.
Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. |
Quy mô nền kinh tế giá hiện hành đạt hơn 3.100 tỷ đồng, chiếm 30,1% GDP cả nước, đứng thứ 2/6 vùng kinh tế (sau vùng Đông Nam Bộ 30,2%); GRDP bình quân đầu người đạt 131,9 triệu đồng, đứng thứ 2 cả nước (sau vùng Đông Nam Bộ 166 triệu đồng).
Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2023 ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước.
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2023 lớn nhất nước, ước đạt 17,382 tỷ USD (đứng trên vùng Đông Nam Bộ 11,394 tỷ USD), trong đó 5/11 địa phương trong vùng thuộc nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước.
Quý I/2024, GRDP bình quân của vùng đạt 6,2% (bình quân cả nước 5,66%), thu cân đối ngân sách Nhà nước đạt 94.000 tỷ đồng, bằng 30,37% dự toán (311.000 tỷ đồng), xuất khẩu ước đạt 31 tỷ USD, chiếm 33,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước (93 tỷ USD); giải ngân vốn đầu tư công của vùng ước 4 tháng đạt hơn 25.128 tỷ đồng, đạt 14% kế hoạch (cả nước 17,5%).
Chất lượng cơ sở hạ tầng vùng Đồng bằng sông Hồng ngày càng được cải thiện, có 4/11 địa phương nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có cơ sở hạ tầng tốt nhất cả nước (Quảng Ninh dẫn đầu cả nước, Hà Nội đứng thứ 4, Hải Phòng thứ 7, Bắc Ninh thứ 8).
Đã có 6/7 dự án thành phần của đường Vành đai 4 đang thực hiện
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vùng Đồng bằng sông Hồng có 20 dự án hạ tầng quan trọng để liên kết các địa phương trong vùng. Hiện nay đã có 7 dự án thực hiện, đơn cử như đường Vành đai 4 vùng Thủ đô; đường vành đai 5 Thủ đô đã triển khai một số đoạn qua các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Thái Bình.
Đã có 6/7 dự án thành phần của đường Vành đai 4 đang thực hiện. |
Trong đó, dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, đã có 6/7 dự án thành phần đang thực hiện; 1/7 dự án thành phần đang chuẩn bị thực hiện (dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP).
Đối với 3 dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cơ bản đạt tiến độ đề ra, đã thu hồi 95,2% diện tích đất trên toàn tuyến.
Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội đạt tiến độ tổng thể khoảng 78,52% giá trị hợp đồng. Đối với đoạn đi ngầm, nhà thầu đang tập trung thi công kết cấu các ga ngầm để sớm khởi động thi công máy khoan hầm TBM trong quý II/2024.
>>Thủ tướng Phạm Minh Chính: 12 'từ khóa' với Đồng bằng sông Hồng
8 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư gồm: Đường cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình; Đường cao tốc Bắc-Nam phía Tây, đoạn Cổ Tiết- Chợ Bến; Tuyến đường sắt đô thị TP. Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo; Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam (đoạn Hà Nội-Vinh); Tuyến đường sắt vành đai phía Đông từ Ngọc Hồi-Lạc Đạo-Bắc Hồng;...
Cuối cùng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng vẫn cho biết, một số dự án quy mô lớn của vùng đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực ngân sách Trung ương để triển khai là đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, đường cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
>>Lộ diện 4 địa phương được xác định là cực tăng trưởng của khu vực Đồng bằng sông Hồng
Tỉnh rộng nhất Đồng bằng sông Hồng ước đón 19 triệu khách du lịch trong năm 2024
Tỉnh rộng nhất Đồng bằng sông Hồng sẽ trở thành trung tâm sản xuất ô tô lớn của cả nước