Động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp logistics

20-12-2021 15:34|Cao Trung

Dù đối mặt với rất nhiều khó khăn do dịch COVID-19, các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn duy trì và phát triển mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Dù đối mặt với rất nhiều khó khăn do dịch COVID-19, các doanh nghiệp logistics Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp cảng biển, vẫn duy trì và phát triển mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc.

Giới chuyên gia nhận định ngành logistics vẫn có nhiều động lực để tăng trưởng vững chắc trong tương lai.

Khó khăn và cơ hội đan xen

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục tăng trưởng tạo nên nguồn cầu dịch vụ logistics phục vụ xuất nhập khẩu.

Tính đến hết tháng 11 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 602 tỷ USD, tăng 22.8% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu tăng, đối với các mặt hàng như gỗ và sản phẩm gỗ, nguyên phụ liệu dệt may, da giày và clanker, xi - măng và tương ứng kim ngạch nhập khẩu gia tăng với các mặt hàng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Kết quả khả quan đạt được của nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng tạo động lực kích cầu cho ngành logistics Việt Nam trong năm 2021, vượt qua những khó khăn từ đại dịch COVID-19.

Hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp logistics hoạt động chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ logistics quốc tế. Chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao nhờ tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, cải tiến quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là các doanh nghiệp logistics cung cấp dịch vụ cho thị trường châu Âu, Mỹ và Trung Quốc.

Theo Báo cáo logistic Việt Nam năm 2021 của Bộ Công Thương, trong 9 tháng năm 2021, số doanh nghiệp vận tải, kho bãi đăng ký thành lập mới tăng 4.61%, số vốn tăng 43% so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, tỷ lệ số doanh nghiệp lĩnh vực vận, tải kho bãi đăng ký thành lập mới so với tổng số doanh nghiệp cả nước vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 4,08%, với số vốn chiếm 1.88% và số lao động chiếm 3.04%. Điều này cho thấy quy mô vốn của các doanh nghiệp trong ngành vẫn còn hạn chế.

Trong 9 tháng năm 2021, có 2.509 doanh nghiệp vận tải kho bãi phải tạm ngừng hoạt động, tăng 14.1% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 5.56% tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động của cả nước.

Đồng thời, có 571 số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 17.7% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 4.46% tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước. Hiện các doanh nghiệp logistics Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp logistics nước ngoài.

Dù doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 95% nhưng đa số là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cung cấp các dịch vụ chưa có giá trị gia tăng cao, vì vậy doanh thu của các doanh nghiệp logistics nước ngoài luôn chiếm thị phần logistics cao hơn.

Hoạt động M&A (mua bán và sáp nhập) tại Việt Nam cũng đang diễn ra sôi động hơn trong thời gian gần đây và được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra cùng với xu hướng dịch chuyển hoặc mở rộng sản xuất từ Trung Quốc sang ASEAN; trong đó có Việt Nam.

Dù vậy, hạn chế của các doanh nghiệp logistics Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) nên hoạt động M&A chủ yếu tập trung vào một số doanh nghiệp có khả năng cung cấp dịch vụ tốt hơn.

Dù đối mặt với rất nhiều khó khăn do dịch COVID-19, các doanh nghiệp logistic Việt Nam; trong đó có các doanh nghiệp cảng biển đã có nhiều nỗ lực để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

logistics.jpg
Các doanh nghiệp logistics nỗ lực phát triển

Lợi nhuận bứt phá

Trong 9 tháng năm 2021, nhiều doanh nghiệp ngành logistics tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, hầu hết có mức tăng hai con số. 

Kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới là nền tảng tốt để thu hút FDI trong 2022, từ đó hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu và sản lượng của ngành cảng biển.

Hoạt động vận tải đường biển và thủy nội địa 10 tháng 2021 ghi nhận hồi phục so với cùng kỳ 2020. Cụ thể, khối lượng hàng hóa vận tải đường biển và thủy nội địa 10 tháng 2021 ước đạt lần lược 68.1 triệu tấn, tăng 2.9% so với cùng kỳ và 265 triệu tấn giảm 3.2% so với cùng kỳ, cải thiện đáng kể so với mức giảm 4.2% và 11.6% trong 10 tháng năm 2020.

Đáng chú ý, tổng trọng tải tàu biển tăng mạnh 22% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam hồi phục. GDP các thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022 và 2023.

Hoạt động ở các cảng biển lớn trên thế giới bên cạnh việc ghi nhận mức tăng trưởng cao cũng xảy ra tình trạng ùn ứ do các biện pháp phòng dịch làm tăng thời gian thông quan. Do đó, hoạt động vận tải biển trên toàn thế giới có nguy cơ bị xáo trộn và kém hiệu quả nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn. Điều này ảnh hưởng xấu đến các tuyến hàng hải đến Việt Nam cũng như hoạt động xuất nhập khẩu.

Điều gì đứng sau con số xuất siêu 1,06 tỷ USD?

Thành phố giàu nhất Việt Nam đạt 41,67 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu trong 11 tháng năm 2024

Bài thuộc chủ đề Vận tải, kho bãi
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dong-luc-tang-truong-cho-doanh-nghiep-logistics-130409.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp logistics
    POWERED BY ONECMS & INTECH