VN-Index vượt 1.230 điểm, một doanh nghiệp bị bán 40% vốn
Theo chuyên gia Nguyễn Đức Nhân từ Mirae Asset Hoàn Kiếm, ngưỡng kháng cự gần nhất mà nhà đầu tư cần theo dõi là 1.238 điểm. Nếu VN-Index chinh phục thành công mốc này, tín hiệu về một pha phục hồi sẽ rõ ràng hơn.
11h30: Kết phiên sáng, VN-Index tăng 3,45 điểm lên mức 1.231,8 điểm, HNX-Index tăng nhẹ 0,2 điểm trong khi chỉ số sàn UPCoM giảm 0,34 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 5.800 tỷ đồng. Trạng thái cân bằng được thiết lập trở lại sau nhịp rung lắc giữa phiên.
10h55: Thị trường gặp áp lực rung lắc giữa phiên sáng, VN-Index có thời điểm nhúng đỏ trước khi được kéo tăng nhẹ trở lại.
Sắc đỏ đang chiếm ưu thế trên hai sàn niêm yết song áp lực bán ra là không quá mạnh. Một vài cổ phiếu tạo điểm nhấn đáng chú ý trong đó VTP tiếp tục bay cao với mức tăng 5,4%, HAG tăng 3,9%, TLG tăng 2,4%, DCM tăng 1,3%.
Thanh khoản khớp lệnh toàn thị trường đạt 4.800 tỷ đồng.
Cổ phiếu FPT ghi dấu ấn với 366 tỷ đồng được sang tay thỏa thuận. Đáng chú ý, cổ phiếu SC5 của Xây dựng số 5 xuất hiện 10 lệnh thỏa thuận lớn, sang tay tổng cộng 6 triệu đơn vị (tương đương 40% vốn công ty) tại mức giá 18.000 đồng/cp (thấp hơn 5,3% so với giá tham chiếu).
Hay như cổ phiếu TED của CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (sàn HoSE) cũng ghi nhận 4 lệnh thỏa thuận tại mức giá sàn 7.460 đồng/cp, tổng khối lượng tương ứng 5,2 triệu đơn vị.
9h45: Phiên giao dịch sáng cuối tuần bắt đầu tích cực khi VN-Index tiếp tục duy trì sắc xanh, tiến lên mốc cao nhất 1.230 điểm. Tuy nhiên, tâm lý thận trọng đã dần xuất hiện, kéo theo sự chậm lại trong thanh khoản.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán có sự phân hóa, trong khi nhóm bất động sản lại chìm trong sắc đỏ. Đáng chú ý, VHM giảm 2,1% và trở thành tác nhân chính kéo lùi chỉ số VN-Index. Các mã khác như NVL, TCH, DXG, PDR cũng giảm quanh biên độ 1%, tạo áp lực lớn lên thị trường.
Trái lại, các nhóm ngành nguyên vật liệu, công nghệ - viễn thông và tiêu dùng lại có diễn biến tích cực hơn. Các cổ phiếu thép, phân bón và hóa chất như HPG, DCM, DPM, CSV, HSG đều tăng khả quan. Tương tự, các mã công nghệ như FPT, CMG, VGI, CTR hay các mã tiêu dùng như VNM, MSN, QNS, MCH cũng ghi nhận sự khởi sắc.
Theo chuyên gia Nguyễn Đức Nhân từ Mirae Asset Hoàn Kiếm, ngưỡng kháng cự gần nhất mà nhà đầu tư cần theo dõi là 1.238 điểm. Ông nhận định: "Nếu VN-Index chinh phục thành công mốc này, tín hiệu về một pha phục hồi sẽ rõ ràng hơn".
>> Hiểu đúng về khoản 'hợp đồng hợp tác đầu tư' của Novaland (NVL) sau quý III
Nhận định chứng khoán 22/11: Nhiều CTCK đồng thuận VN-Index lên 1.240 điểm
Một cổ phiếu bất động sản được dự báo tăng hàng chục % nhờ cú hích từ bảng giá đất mới