VN-Index đảo chiều tăng hơn 3 điểm nhờ dấu ấn nhóm cổ phiếu ngân hàng rổ VN30.
15h: Từ trạng thái giảm 3 điểm trước phiên ATC, sau 15 phút, VN-Index bất ngờ đóng cửa trong sắc xanh với mức tăng hơn 3 điểm và chính thức trở lại mốc 1.125.
HNX-Index tăng 1,7 điểm. Thanh khoản sàn HOSE duy trì mức thấp với 14.700 tỷ đồng trong khi giá trị giao dịch trên sàn HNX gia tăng, đạt 2.400 tỷ.
Sự đảo chiều có dấu ấn lớn khi hàng loạt cổ phiếu VN30 chuyển xanh (đặc biệt là nhóm ngân hàng - hầu hết thời gian giao dịch trong sắc đỏ) như TCB, SHB, STB, HDB, VCB, ACB, CTG,... VN30-Index chuyển từ trạng thái giảm hơn 5 điểm lên mức trên tham chiếu.
Khối ngoại bán ròng trở lại trên sàn HOSE với giá trị 121 tỷ đồng. Nhóm này cũng rút 68 tỷ khỏi HNX và 12 tỷ trên sàn UPCoM.
Diễn biến mua ròng của khối ngoại trên sàn HOSE phiên 16/11/2023
14h10: VN-Index có thời điểm thu hẹp biên độ giảm còn 2 điểm. Tuy nhiên, lực bán vẫn chiếm ưu thế lớn với 380 mã giảm trên HOSE và 600 mã giảm trên cả 3 sàn khiến đà hồi phục trở nên khó khăn hơn.
Sau 14h, chỉ số nới rộng biên độ giảm lên mức 7 điểm và điều chỉnh về mốc 1.115.
Ngoại trừ SAB, PLX, BVH đang tăng trên 1%, các cổ phiếu trụ nhóm VN30 chủ yếu đi ngang hoặc giảm giá trong đó MWG, TPB đang giảm trên 2%.
Phân bón - hóa chất và dầu khí đang là những nhóm vận động tích cực hơn thị trường chung; một số cổ phiếu bất động sản như NVL, CEO, DIG, NLG, HQC, KBC cũng lấy lại đà hồi phục.
11h30: Kết phiên sáng, VN-Index giảm gần 6 điểm về sát mốc 1.115; HNX-Index giảm nhẹ 0,37 điểm và UPCoM-Index giảm 0,34 điểm. Sắc đỏ áp đảo thị trường; sức ép đến từ nhóm cổ phiếu bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, bán lẻ.
Thanh khoản trên 3 sàn đạt gần 7.200 tỷ đồng - giảm gần 30% so với phiên trước đó.
Khối ngoại trở lại gây sức ép khi bán ròng hơn 165 tỷ đồng.
10h45: Thị trường chứng khoán quy trì trạng thái rung lắc hẹp ngay sát mốc 1.120 điểm với áp lực chính đến ở nhóm VN30. VN-Index giảm 4 điểm về ngưỡng 1.118.
Nhóm cổ phiếu phân bón - hóa chất ngược dòng với DPM tăng 3,7%, DCM tăng 3%, LAS tăng gần 9%, PSW tăng hơn 1%, BFC thậm chí tăng kịch trần, giá lên cao nhất 14 tháng; cổ phiếu DGC tăng 1,1%,...
Xem thêm: Thành viên nhà Hóa chất Đức Giang (DGC) sắp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền tỷ lệ 90%
Ngược chiều, Thông tin Luật Đất đai sửa đổi chưa được thông qua tại kỳ họp Quốc hội này khiến các ông lớn ngành bất động sản đa phần giảm giá. Ngoài họ Vin, các BCM, KDH, DXG, NDN, KHG, CEO,… cũng đang chịu áp lực điều chỉnh nhẹ (cổ phiếu CEO thậm chí giảm phiên thứ 5 liên tiếp).
Trái chiều, mã NVL đang tăng 2,5% sau tín hiệu tích cực từ dự án Aqua City.
Thanh khoản thị trường èo uột chưa đến 6.000 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trở lại trăm tỷ trên sàn HOSE.
Xem thêm: 243 triệu cổ phiếu CEO về tài khoản, cổ đông lãi ngay 37%
9h40: Thông tin tích cực về CPI Mỹ không còn phản ánh tích cực lên thị trường trong ngắn hạn. Áp lực bán gia tăng trong phiên chiều 15/11 được duy trì sang đầu phiên sáng 16/11.
Sắc đỏ quay trở lại các bảng điện tử. Rổ VN30 có 21 mã giảm giá trong đó song không có mã nào giảm đủ mạnh để gây sức ép lớn. Ngược lại, SAB, BVH, PLX và GVR là các cổ phiếu tăng trên 1%.
Thủy sản, bảo hiểm , nhựa - hóa chất đang là các nhóm tăng nhẹ. Ngược lại, các nhóm cổ phiếu lớn như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán giảm nhẹ dưới 0,5%.
Theo Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), thị tường hiện đối mặt với áp lực chốt lời có thể khiến VN-Index trải qua một vài phiên rung lắc tại ngưỡng 1.120 điểm.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, xu hướng chính của thị trường trong ngắn hạn vẫn đang tích cực.
Về góc nhìn kỹ thuật, áp lực bán xuất hiện từ cuối phiên sáng đã khiến cho VN-Index hình thành nến dạng Inverted hammer. Xét về khung đồ thị giờ, 2 chỉ báo MACD và RSI đang cho tín hiệu hình thành 2 đình phân kỳ âm cho thấy xác suất thị trường sẽ có những nhịp rung lắc, tích lũy trong các phiên tới. Ở khung đồ thị ngày, đường Signal và MACD vẫn đang đồng quy hướng lên, vượt đỉnh cũ và chưa có tín hiệu đảo chiều cho thấy xu hướng chính của thị trường trong ngắn hạn vẫn đang tích cực.
VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư chỉ nên giải ngân mua cổ phiếu tại các phiên rung lắc, hạn chế mua đuổi ở những phiên tăng điểm mạnh. Với việc thanh khoản gia tăng tốt trở lại, các nhà đầu tư có thể cân nhắc, theo dõi và giải ngân đối với nhóm cổ phiếu chứng khoán trong các nhịp điều chỉnh.
Phiên 22/11: Công ty BĐS trong Top 9 vay nợ nhiều nhất được khối ngoại rót ròng 242 tỷ đồng
Mốc 1.230 điểm cản bước VN-Index, khối ngoại mua ròng trở lại