Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng hơn 11 tỷ USD sẽ được trình lên Quốc hội vào tháng 2/2025
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải báo cáo Chính phủ và cấp có thẩm quyền về chủ trương đầu tư tuyến đường sắt này trong tháng 1/2025, đồng thời trình Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp vào tháng 2/2025.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 575/TB-VPCP, công bố kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi khảo sát dự án tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, kết nối với Trung Quốc diễn ra ngày 22/12/2024.
Theo thông báo, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan để rà soát, xác định hướng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sao cho ngắn nhất và thẳng nhất có thể.Đồng thời, các đơn vị cần tính toán hợp lý số lượng nhà ga nhằm đáp ứng tối ưu các yêu cầu kỹ thuật, tổ chức vận tải và đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất.
Bộ Giao thông vận tải được giao nhiệm vụ khẩn trương xây dựng và hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Báo cáo này cần tổng hợp đầy đủ các đề xuất, kiến nghị gửi cấp có thẩm quyền về cơ chế, chính sách đặc thù hoặc các vấn đề vượt thẩm quyền.
>> Khởi công trụ sở Tổng Cục Hải quan tại sân bay hơn 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam
Ngoài ra, Bộ cần nghiên cứu, đề xuất áp dụng các cơ chế, chính sách tương tự như với dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đồng thời tìm kiếm và huy động đa dạng nguồn vốn để triển khai dự án đảm bảo hiệu quả và đúng tiến độ.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải báo cáo Chính phủ và cấp có thẩm quyền về chủ trương đầu tư tuyến đường sắt này trong tháng 1/2025, đồng thời trình Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp vào tháng 2/2025.Toàn bộ quy trình, thủ tục cần thiết phải được hoàn thiện, đảm bảo khởi công toàn tuyến trước ngày 10/12/2025.
Để đảm bảo dự án được triển khai hiệu quả, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan phải huy động nguồn nhân lực tốt nhất.Một Tổ công tác do Thứ trưởng phụ trách cùng đội ngũ cán bộ chuyên trách, cần được thành lập để xử lý các nhiệm vụ liên quan một cách nhanh chóng và hiệu quả.Ngoài ra, các Bộ như Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Ngoại giao, cùng các địa phương liên quan, cần tích cực phối hợp với Bộ Giao thông vận tải.Các đơn vị này phải chủ động thực hiện nhiệm vụ theo phân công, đảm bảo tiến độ khởi công toàn tuyến đúng thời hạn vào ngày 10/12/2025. Những vấn đề vượt thẩm quyền phải được báo cáo kịp thời lên Thủ tướng Chính phủ để giải quyết.
Được biết, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được thiết kế theo khổ đường 1.435mm và sẽ sử dụng hệ thống điện khí hóa.Tổng mức đầu tư dự án dự kiến khoảng 11,6 tỷ USD, cho phép vận hành tàu khách với tốc độ 160km/h và tàu hàng ở tốc độ 120km/h. Tuyến đường này trong tương lai sẽ kết nối với Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Tuyến này sẽ kết nối với cảng biển quốc tế Hải Phòng và liên vận với mạng lưới đường sắt Trung Quốc.Tuyến đường có điểm đầu tại vị trí nối ray với đường sắt Trung Quốc ở TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai và điểm cuối tại cảng Lạch Huyện, TP. Hải Phòng.Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 417km, trong đó chính tuyến dài 396km và hai nhánh kết nối với cảng Nam Đồ Sơn và cảng Đình Vũ dài khoảng 20km. Tuyến đi qua địa phận 9 tỉnh, thành phố gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng. Theo kế hoạch, tuyến sẽ được kéo dài đến ga Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (thuộc tuyến Kép - Hạ Long), nâng tổng chiều dài lên 460km.
>> Dự án khu đô thị du lịch Cần Giờ hơn 280.000 tỷ sẽ triển khai từ tháng 4/2025
Cuối năm 2027 sẽ chính thức khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chính phủ đặt ra 'tiêu chuẩn kép' đối với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 67,3 tỷ USD