Dù dùng rất nhiều trong ngày Tết nhưng tuyệt đối đừng bỏ 4 loại thực phẩm này vào tủ lạnh bởi có thể thành ổ vi khuẩn, gây hại sức khỏe

05-02-2024 20:38|Hoàng Giang

Không phải thực phẩm nào cũng có thể để trong tủ lạnh nhưng khi chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán, nhiều người thường không chú ý đến điều này.

Phải nhìn nhận rằng sự xuất hiện và phổ biến của chiếc tủ lạnh đã giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc bảo quản thực phẩm, đặc biệt là trong những dịp lễ Tết Nguyên đán khi cần lưu trữ thực phẩm trong thời gian dài hoặc khi có quá nhiều thực phẩm dư thừa. Tuy nhiên, không phải mọi thực phẩm hoặc món ăn dư thừa đều phù hợp để bảo quản trong tủ lạnh.

du-dung-rat-nhieu-trong-ngay-tet-nhung-tuyet-doi-dung-bo-4-loai-thuc-pham-nay-bao-tu-lanh-boi-co-the-thanh-o-vi-khuan-gay-hai-suc-khoe-4.jpg
kKông phải mọi thực phẩm hoặc món ăn dư thừa đều phù hợp để bảo quản trong tủ lạnh

Tiến sĩ Dimple Jangda, chuyên gia y tế tại Ayurveda & Gut Health Coach (Mỹ), cảnh báo: "Nhiều người có thói quen đặt mọi thực phẩm và món ăn vào tủ lạnh với hy vọng giữ chúng tươi ngon và lâu hơn. Tuy nhiên, thực tế là có một số thực phẩm và món ăn, khi để trong tủ lạnh, không chỉ nhanh hỏng mà còn có thể gây hại cho sức khỏe. Điều này không chỉ bởi vi khuẩn mà còn có thể tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý, bao gồm cả ung thư".

Trong số những thực phẩm được nêu bật, có 4 loại thực phẩm phổ biến trong mỗi dịp lễ Tết mà chúng ta cần chú ý đến:

1. Tỏi

Tỏi là một nguyên liệu thường được sử dụng rộng rãi và tốt cho sức khỏe, đặc biệt được ưa chuộng hơn vào dịp Tết. Tuy nhiên, tiến sĩ Dimple Jangda đã cảnh báo rằng không nên bỏ tỏi vào tủ lạnh, đặc biệt là khi đã bóc vỏ. "Không bao giờ nên mua tỏi đã bóc vỏ hoặc bóc vỏ tỏi trước khi để vào tủ lạnh vì điều này sẽ dẫn đến sự mất hương vị và xảy ra tình trạng mốc." - Dimple Jangda lưu ý. Bà cũng chỉ ra rằng nấm mốc trong tỏi có thể liên quan đến bệnh ung thư và độ ẩm trong tủ lạnh sẽ thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc.

Tỏi là một nguyên liệu thường được sử dụng rộng rãi và tốt cho sức khỏe

Tỏi là một nguyên liệu thường được sử dụng rộng rãi và tốt cho sức khỏe

Bà giải thích cụ thể: "Vì nhiệt độ thấp trong tủ lạnh khiến cho tỏi trở nên cứng và độ ẩm cao từ tủ lạnh khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn. Mầm của tỏi, tương tự như hành lá, có khả năng hút ẩm và dễ gây mốc, tăng nguy cơ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn. Điều này áp dụng cho cả tỏi có vỏ và tỏi đã bóc vỏ".

Để bảo quản tỏi lâu, bà khuyên nên chọn mua tỏi với vỏ còn nguyên và lưu trữ ở nơi khô ráo, thoáng mát, có thể phơi khô. Đối với tỏi đã bóc vỏ, hãy bảo quản chúng trong hũ kín với dầu ăn hoặc giấm trong tủ lạnh.

2. Hành tây

Bên cạnh tỏi, hành cũng là một nguyên liệu mà nhiều người thường lưu giữ trong tủ lạnh, đặc biệt là trong những dịp lễ Tết khi cần sử dụng nhiều. Tuy nhiên, tiến sĩ Jangda khuyến cáo rằng nên đặt hành tây ở nơi khô ráo hoặc trên kệ, để khô ráo. Điều này giúp kéo dài thời gian sử dụng, tránh tình trạng hành bị hỏng mốc thay vì để trong tủ lạnh.

Hành tây

Hành tây

Nếu không bảo quản đúng cách trong tủ lạnh, hành tây có thể hấp thụ vi khuẩn từ môi trường xung quanh, gây tăng nguy cơ hỏng. Tại một số nơi, người ta thậm chí đặt lát hành tây trong góc phòng của người bệnh để hút vi khuẩn có hại. Điều này là minh chứng cho khả năng hấp thụ vi khuẩn của loại củ này.

Tiến sĩ Dimple Jangda cảnh báo: "Mặc dù bề ngoài của củ hành có thể không thể nhận biết được sự héo hoặc mốc, nhưng nó có thể đã hấp thụ một lượng lớn vi khuẩn từ tủ lạnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều gia đình ở Mỹ chỉ làm sạch tủ lạnh một hoặc hai lần mỗi năm. Việc truyền lây vi khuẩn từ tủ lạnh sang thực phẩm có thể là một mối đe dọa lớn cho sức khỏe".

3. Gừng tươi

Tiến sĩ Dimple Jangda cũng đề cập đến vấn đề bảo quản gừng tươi trong tủ lạnh. Tương tự như với tỏi, nhiệt độ thấp và độ ẩm cao trong tủ lạnh khiến cho gừng nhanh chóng trở nên cứng, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn, dẫn đến nấm mốc và mầm mống bệnh tật. Bà nói: "Gừng tươi có thể nhanh chóng bị mốc khi để trong tủ lạnh và nấm mốc này có thể liên quan đến suy thận và gan. Mặc dù gừng tươi có lợi cho sức khỏe của thận nhưng cách bảo quản không đúng có thể gây hại.

Gừng tươi

Gừng tươi

Cụ thể, việc để gừng trong tủ lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc và mọc mầm hơn, nếu sử dụng có thể khiến xâm nhập vi khuẩn vào cơ thể. Nguy cơ tăng lên khi gừng bị nấm mốc, sinh ra chất độc hại như safrole (một chất được xếp vào nhóm có thể gây ung thư 2B), gây tổn thương tế bào gan và nguy cơ phát triển ung thư gan. Gừng bị mốc không chỉ làm mất chất lượng và giảm dinh dưỡng, mà còn có thể tạo ra độc tố nhẹ, không tốt cho dạ dày, gan và thận".

4. Cơm thừa, đặc biệt là cơm chưa nguội hẳn

Ngày Tết với "mâm cao cỗ đầy", cơm trắng thường là món ăn thừa nhiều và nhiều người thường bảo quản chúng trong tủ lạnh. Tuy nhiên, tiến sĩ Dimple Jangda nhấn mạnh rằng việc bảo quản cơm đã nấu chín trong tủ lạnh không đủ an toàn.

Bà cho biết: “Nhiều người đưa cơm vào tủ lạnh với niềm tin rằng điều này sẽ loại bỏ tinh bột, nhưng thực tế là cơm chín là một trong những thực phẩm dễ bị nấm mốc nhất. Tốt nhất là không để trong tủ lạnh, nhưng nếu không thể tránh khỏi việc này, hãy để cơm nguội hoàn toàn, sau đó đóng kín hộp và chỉ bảo quản trong tủ lạnh tối đa 24 giờ”.

Việc bảo quản cơm đã nấu chín trong tủ lạnh không đủ an toàn

Việc bảo quản cơm đã nấu chín trong tủ lạnh không đủ an toàn

Tiến sĩ Dimple Jangda cũng cảnh báo rằng gạo thường là nguồn gây ra rối loạn tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm vì có thể chứa đựng vi khuẩn có hại. Sau khi nấu chín, một số loại vi khuẩn vẫn tồn tại trong cơm, ví dụ như Bacillus cereus, có thể sống sót trong quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao. Nếu cơm chín được giữ ở nhiệt độ phòng hoặc cao hơn, từ 4 - 60 độ C, vi khuẩn có thể phát triển. Điều quan trọng là ngộ độc thực phẩm do cơm thừa có thể xảy ra ngay cả khi cơm không có dấu hiệu ôi thiu.

“Bỏ thực phẩm nóng vào tủ lạnh sẽ giảm dinh dưỡng và làm biến chất. Kết cấu, tính chất giữ nhiệt và giữ ẩm của cơm cũng tăng nguy cơ sinh sôi vi khuẩn, dễ biến chất và gây hại - ngay cả sau khi hâm nóng lại. Chưa kể, bỏ cơm nóng vào tủ lạnh làm tăng nhiệt độ chung của tủ lạnh, khiến các thực phẩm khác và chính cơm cũng dễ hư hỏng hơn. Cần đảm bảo cơm nguội hoàn toàn trước khi bỏ vào tủ và không nên để cơm ngoài trời quá lâu để bảo vệ sức khỏe”, tiến sĩ Dimple Jangda giải thích thêm.

Nguồn: Aboluowang, Eat This, Daily Mail

>> Bí quyết để thoải mái ăn đồ ngọt dịp Tết mà không lo tăng đường huyết, dáng vóc vẫn thon gọn

Loại quả cực quen ngày Tết có thể tận dụng từ hoa, vỏ đến thịt bởi chứa cả tá lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp

3 thực phẩm ăn trước khi ngủ hỗ trợ ‘đánh tan’ mỡ bụng, giúp chị em có vòng eo thon gọn đón Tết

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/du-dung-rat-nhieu-trong-ngay-tet-nhung-tuyet-doi-dung-bo-4-loai-thuc-pham-nay-vao-tu-lanh-boi-co-the-thanh-o-vi-khuan-gay-hai-suc-khoe-d116016.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Dù dùng rất nhiều trong ngày Tết nhưng tuyệt đối đừng bỏ 4 loại thực phẩm này vào tủ lạnh bởi có thể thành ổ vi khuẩn, gây hại sức khỏe
    POWERED BY ONECMS & INTECH