Thị trường chứng khoán ghi nhận giảm mạnh trong quý 3/2022; hiện tượng cổ phiếu liên tục giảm sàn xuất hiện khi nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán bị bán giải chấp.
Trong tháng 7 và 8/2022, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến tích cực có thời điểm VN-Index tiến sát ngưỡng 1.300 điểm. Tâm lý nhà đầu tư ổn định trở lại khi nhiều mã chứng khoán bước vào nhịp hồi phục. Do đó, nhu cầu giao dịch ký quỹ của thị trường tăng lên.
Dư nợ cho vay margin toàn thị trường (Nguồn: Lợi Hoàng tổng hợp)
Tuy nhiên, nhịp giảm sâu trong tuần cuối cùng của tháng 9 đã lấy đi toàn bộ thành quả của thị trường trong 2 tháng. VN-Index giảm 5,47% đóng cửa quý 3 ở 1.132,11 điểm.
Dẫn nguồn Dòng vốn kinh doanh, hiện tượng cổ phiếu liên tục giảm sàn xuất hiện khi nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán bị bán giải chấp. Thống kê từ báo cáo tài chính được 70 công ty chứng khoán cho thấy tổng dư nợ cho vay margin của thị trường tăng trở lại trong quý 3/2022 với hơn 160.000 tỷ đồng - tăng 15.000 tỷ đồng so với cuối quý trước song vẫn thấp hơn khoảng 25.000 tỷ đồng so với cuối quý 1.
Dư nợ vay margin tại hầu hết công ty chứng khoán tăng trưởng so với cuối quý II. Tại 30 đơn vị có quy mô cho vay trên 1.000 tỷ đòng, có 4 công ty giảm quy mô cho vay so với cuối tháng 6. Nhiều công ty chứng khoán có quy mô vừa và lớn tiếp tục thiết lập mức đỉnh mới về cho vay ký quỹ trên thị trường.
Theo báo cáo công bố, 5 công ty chứng khoán có dư nợ margin trên 10.000 tỷ đồng gồm SSI, Mirae Asset (Việt Nam), TCBS, VNDirect và HSC. Chứng khoán VPS giảm quy mô cho vay 800 tỷ đồng trong quý 3 xuống còn 7.953 tỷ đồng.
Mức tăng trưởng cho vay margin 300 – 800 tỷ đồng trong quý III ghi nhận tại một số công ty chứng khoán như FPTS (dư nợ 4.350 tỷ đồng), ACBS (3.831 tỷ đồng), Tân Việt (3.098 tỷ đồng), SHS (3.067 tỷ đồng), Phú Hưng (3.052 tỷ đồng), Rồng Việt (2.809 tỷ đồng).
Hai đơn vị giảm nhẹ về dư nợ ký quỹ là Chứng khoán Bảo Việt (2.286 tỷ đồng) và Chứng khoán Tiên Phong (TPS) (1.466 tỷ đồng).
Lượng tiền trong tài khoản chứng khoán tiếp tục giảm về 75.000 tỷ đồng
Ước tính tại thời điểm 30/9, lượng tiền trong tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư đạt khoảng 75.000 tỷ đồng - giảm 7.500 tỷ đồng so với cuối quý 2 và giảm khoảng 25.000 tỷ đồng so với cuối quý 1/2022.
Tại các công ty chứng khoán lớn, lượng tiền gửi khách hàng đa phần sụt giảm trong quý 3/2022 trong đó Chứng khoán VPS dẫn đầu về lượng tiền gửi khách hàng với hơn 19.000 tỷ đồng - giảm hơn 3.600 tỷ đồng so với cuối quý 2. Lượng tiền của nhà đầu tư cũng giảm 1.638 tỷ đồng và 868 tỷ đồng tại VNDirect và SSI xuống còn 6.523 tỷ đồng và 4.896 tỷ đồng.
Lượng tiền gửi khách hàng của Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) tăng 351 tỷ đồng lên 3.883 tỷ đồng. Trong quý III, công ty chứng khoán này giải ngân thêm khoảng 2.900 tỷ đồng cho hoạt động ký quỹ.
Một đơn vị khác ghi nhận lượng tiền gửi khách hàng tăng thêm hàng trăm tỷ đồng trong quý III như TCBS, Rồng Việt, Bản Việt, SHS, Chứng khoán Dầu khí, DNSE, TPS, DSC.
Chứng khoán Rồng Việt (Mã: VDS) là đơn vị có tiền gửi khách hàng tăng mạnh nhất trong quý với mức tăng 1.453 tỷ đồng lên 2.975 tỷ đồng.
Ở nhóm vừa và lớn, lượng tiền gửi khách hàng giảm trên 100 tỷ đồng có MBS, FPTS, HSC, KB Việt Nam, Chứng khoán BIDV (BSC), VietinBank Securities, Funan.
Xem thêm các bài viết liên quan đến chủ đề: #chứng khoán #diễn biến thị trường chứng khoán #thông tin giao dịch #mua bán cổ phiếu #xử phạt chứng khoán #nhận định thị trường chứng khoán #ý kiến chuyên gia #xu hướng dòng tiền #kiến thức đầu tư chứng khoán #bảng lãi suất cho vay margin #báo cáo tài chính #kết quả kinh doanh quý III/2022 #phân tích cổ phiếu
Mốc 1.230 điểm cản bước VN-Index, khối ngoại mua ròng trở lại
Nhận định chứng khoán 22/11: Nhiều CTCK đồng thuận VN-Index lên 1.240 điểm