Sau các tranh chấp quyền lực, cuối cùng Eximbank cũng bầu ra được HĐQT và Ban Kiểm soát mới, tuy nhiên ngân hàng vẫn chưa thể thông qua phương án phân phối lợi nhuận cho cổ đông.
ĐHCĐ thường niên 2018: Tranh chấp quyền lực
Hôm qua (15/2), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - EIB) đã tổ chức thành công ĐHCĐ sau một thập kỷ căng thẳng, tranh chấp quyền lực, kéo một ngân hàng thuộc top đầu lao dốc.
Mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông tại Eximbank kéo dài gần một thập kỷ nhưng lên cao trào trong 3 năm qua, khi mà các lần ĐHĐCĐ đều không thể tổ chức do các bên không tìm được tiếng nói chung.
ĐHĐCĐ bất thường năm 2019 kéo dài cho đến giờ vẫn chưa thể tổ chức thành công, sau đó Eximbank đã 3 lần trì hoãn. Trong 5 năm qua, ngân hàng này chỉ chỉ tổ chức thành công duy nhất một ĐHĐCĐ vào năm 2018. Nhưng kết quả của đại hội sau đó cũng nhanh chóng biến thành mây khói.
Theo đó, Eximbank trở thành ngân hàng lạ lùng nhất Việt Nam khi nhiều thời điểm không có tổng giám đốc, còn chủ tịch thì "bay chức" sau vài giờ đồng hồ. Mười năm tranh giành giữa các nhóm cổ đông khiến hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận mắc kẹt không thể chia nhau.
Cuộc chiến giành quyền lực tại Eximbank khiến ngân hàng này rơi vào tình trạng bất ổn trong gần một thập kỷ qua, tài sản sụt giảm mạnh, ngân hàng bị tụt lại trong bối cảnh nhiều ngân hàng khác bứt phá mạnh mẽ. Từ một ngân hàng thuộc top đầu, Eximbank rớt sâu xuống nhóm thứ 2.
ĐHCĐ thường niên 2021: Vẫn chưa chia được cổ tức
Do trì hoãn các lần họp, tại ĐHCĐ thường niên năm 2021 lần thứ 2, Ban Kiểm soát Eximbank phải giải quyết rất nhiều câu chuyện của quá khứ như: báo cáo về hoạt động kinh doanh và tờ trình phân phối lợi nhuận 2018, 2019, 2020, thù lao và ngân sách hoạt động của ban kiểm soát 2019, 2020, 2021, báo cáo của ban kiểm soát các năm này… Do vậy phần lớn thời gian của đại hội là đọc các tờ trình.
Cuối cùng, trong cuộc họp, Eximbank cũng tìm ra được HĐQT và Ban Kiểm soát mới, tuy nhiên, ngân hàng vẫn chưa thể thông qua phương án phân phối lợi nhuận cho cổ đông.
Xem thêm: ĐHCĐ Eximbank (EIB): Chính thức có HĐQT và Ban Kiểm soát mới
Cụ thể, sau 9 năm không chia cổ tức, Eximbank cũng lần đầu tiên đề xuất chia cổ tức khoảng 18%.
Lãnh đạo Eximbank cho biết, ngân hàng đã tất toán xong toàn bộ trái phiếu VAMC và đủ điều kiện để tiến hành chia cổ tức. Khi có báo cáo tài chính kiểm toán vào cuối tháng 3, ban điều hành sẽ đệ trình cổ đông thông qua phương án phân phối lợi nhuận và tăng vốn trong năm 2022.
Trong năm 2021, Eximbank cũng đã có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước và đề xuất chấp thuận cho ngân hàng được chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Nếu được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, HĐQT sẽ trình cổ đông phương án phân phối lợi nhuận cụ thể. Dự kiến, lợi nhuận còn lại lũy kế đến cuối năm theo báo cáo hợp nhất sau khi trừ, trích quỹ khen thưởng, phúc lợi các năm từ 2018 đến 2020 là 2.214 tỷ đồng. Sau khi trừ số cổ phiếu quỹ Eximbank đang nắm giữ, mức cổ tức dự kiến sẽ là 18%.
Tuy nhiên, kết thúc ĐHCĐ ngày 15/2/2022, tờ trình về phương án phân phối lợi nhuận đã không được cổ đông thông qua.
Thêm hơn 121 triệu cổ phiếu EIB 'đổ bộ' thị trường chứng khoán
Chân dung công ty CP Thắng Phương - cổ đông chiến lược mới lộ diện của Eximbank