Trong các tháng tới, hiệu ứng từ nền cao của giá năng lượng sẽ tiếp tục giúp xu hướng giảm tốc của lạm phát trên thế giới diễn ra nhanh hơn.
Lạm phát của EU và một số nền kinh tế chính của khu vực này đang bắt đầu giảm khá mạnh trong tháng 3 vừa qua do hiệu ứng của nền giá năng lượng cao cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, mặc dù lạm phát tại Anh thậm chí còn nhích lên mức 10,4% trong tháng 2/20223 so với mức 10,3% trong tháng trước, BoE đã bắt đầu giảm tốc độ tăng lãi suất của mình, xuống 25 bps trong tháng Ba.
Tại Mỹ, Fed tiếp tục nâng 25 bps và, đáng chú ý là, giữ nguyên mức đỉnh lãi suất 5,1% trong năm nay của mình như kế hoạch hồi tháng 12 năm ngoái, trong bối cảnh hệ thống ngân hàng của nước này đã bắt đầu có những vết rạn nứt.
Trong các tháng tới, hiệu ứng từ nền cao của giá năng lượng sẽ tiếp tục giúp xu hướng giảm tốc của lạm phát trên thế giới diễn ra nhanh hơn.
Nhìn chung, theo báo cáo tại Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) môi trường lãi suất toàn cầu đang có chuyển biến là điều kiện tương đối thuận lợi cho vĩ mô trong nước, giúp giảm áp lực tỷ giá, và SBV đang có nhiều dư địa hơn để điều hành chính sách tiền tệ thông qua công cụ lãi suất, vốn đã được thực thi trong tháng 3/2023.
Liên quan tới rủi ro đổ vỡ của hệ thống ngân hàng tại Mỹ, Fed đã phải bơm gần 400 tỷ USD trong 2 tuần giữa tháng 3 cùng một loạt các gói hỗ trợ để đảm bảo thanh khoản cho hệ thống.
Tuy nhiên, trong tuần cuối T3, Fed đã hút ròng nhẹ trở lại khoảng 28 tỷ USD.
Mặc dù còn quá sớm để có thể nói rằng rủi ro hệ thống đã được kiềm chế, nhưng đây cũng là một tín hiệu cho thấy rủi ro này dường như trong tầm kểm soát cho tới thời điểm hiện tại.