Lãi suất chính sách của Fed hiện nằm trong phạm vi 3 - 3,25% - cao hơn 3% so với mức đầu năm 2022 và các quan chức đã đưa ra nhiều đợt tăng lãi suất hơn vào cuối năm nay và năm 2023.
Những tháng gần đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tập trung cao độ vào việc kiềm chế lạm phát ở Mỹ. Tuy nhiên, chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ của cơ quan này vô hình chung đang ảnh hưởng tới hầu hết quốc gia trên thế giới, kể cả những quốc gia cách Mỹ nửa vòng trái đất.
Đêm 21, rạng sáng 22/9/2022, Fed chính thức thông báo tăng lãi suất thêm 0,75% lần thứ 3 liên tiếp.
Ngay sau động thái này, đồng USD liên tục mạnh lên khiến đã "đàn áp" đồng nội tệ của nhiều nước qua đó thúc đẩy ngân hàng Trung ương các nước này buộc phải tăng lãi suất nhanh hơn, mạnh hơn, dẫn đến một "cuộc đua lãi suất" trên toàn cầu.
Ghi nhận, các đồng tiền lớn trên thế giới như Bảng Anh, Yên Nhật, Nhân dân tệ, Uero,... đã rớt thảm hại về đáy nhiều năm thậm chí vài thập kỷ.
Lập trường cứng rắn của Fed trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ cũng đang đẩy giá đồng USD lên cao nhất trong hai thập kỷ qua so với các đồng tiền lớn khác. Dù điều này mang lại lợi ích cho người dân Mỹ khi đi mua sắm ở nước ngoài, nhưng đây lại là tin xấu với người dân các nước khác.
Tuần qua (từ 26 - 30/9/2022), theo sau động thái của Fed, Ngân hàng Trung ương tại nhiều nước như Thụy Sỹ, Anh, Na Uy, Indonesia, Việt Nam, Nam Phi, Nigeria, Philippines và vùng lãnh thổ Đài Loan đều đã nâng lãi suất cơ bản.
Xem thêm: 257 lượt tăng lãi suất trên toàn cầu, hàng loạt tiền tệ mất giá mạnh so với USD từ đầu năm
Tuần này (3 - 7/10/2022), một số nhà hoạch định chính sách của Fed sẽ xuất hiện bao gồm Chủ tịch Fed New York John Williams, Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic, Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans, Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly và Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester.
Các nhà đầu tư đang đánh giá khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,75% tại cuộc họp tháng 11. Các bình luận gần đây của các quan chức Fed đã chỉ ra rằng họ muốn thấy bằng chứng rõ ràng về việc lạm phát chậm lại trước khi từ bỏ việc thắt chặt chính sách.
Lãi suất chính sách của Fed hiện nằm trong phạm vi 3 - 3,25% - cao hơn 3% so với mức đầu năm 2022 và các quan chức đã đưa ra nhiều đợt tăng lãi suất hơn vào cuối năm nay và năm 2023.
Trước đó, biểu đồ dot-plot trong phiên công bố chính sách của Fed ngày 1/9 đã cho thấy, nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ tiếp tục nâng mạnh lãi suất trong phần còn lại của năm 2022 lên mức 4,4%. Xem "Review" nội dung cuộc họp Fed
Mark Cabana - chuyên gia tại Bank of America nhận định, mục tiêu 4,4% của Fed có thể được hiểu là việc họ có thể nâng thêm 0,75% vào tháng 11/2022 và0,5% vào tháng 12/2022.
Kế đó, tổ chức này sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất sang năm 2023 trước khi tung 7 đợt giảm trong năm 2024 - 2025 nhằm kéo lãi suất dài hạn về mức trung bình 2,9%.
BoE sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 11
Trong vòng vài ngày, đồng Bảng Anh đã đạt mức thấp kỷ lục và chi phí đi vay của chính phủ tăng cao buộc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) phải can thiệp để ngăn chặn sự thay đổi của thị trường.
Việc BoE cam kết mua 69 tỷ USD (65 tỷ bảng Anh) trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài đã làm xoa dịu thị trường vào lúc này, nhưng còn quá sớm để nói rằng quá trình này đã kết thúc.
BoE hiện đang phải hoãn kế hoạch bán trái phiếu trong một động thái nới lỏng chính sách tiền tệ song song với việc thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua việc tăng lãi suất.
Vào tháng 11 tới đây, BoE dự kiến sẽ tăng lãi suất hơn nữa và họ đã cho biết họ sẽ bám vào kế hoạch bán trái phiếu của mình.
Thị trường chứng khoán và cơn "hoảng loạn" sau ngày Fed họp
Giá cà phê hôm nay 20/11: diễn biến lạ của giá cà phê trong nước
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Vọt lên vì Nga-Ukraine, vàng SJC, nhẫn trơn bùng nổ