Để cải thiện NIM hoặc hạn chế NIM suy giảm, hầu hết ngân hàng đã nỗ lực kiểm soát chi phí vốn bằng cách nâng tỷ lệ dư nợ cho vay hoặc huy động.
Số liệu thống kê từ Fiin Group cho thấy, NIM các ngân hàng đã chạmmức cao nhất kể từ sau khi COVID-19 xuất hiện đạt 3,83% trong quý 3/2022, tăng 0,11 điểm % so với quý trước đó.
NIM cải thiện mạnh ở nhóm ngân hàng có tỷ lệ TPDN/tổng dư nợ tín dụng ở mức thấp (bao gồm Vietcombank, VietinBank, ACB, Sacombank) và yếu đi ở nhóm có tỷ lệ TPDN/dư nợ tín dụng và/hoặc tỷ trọng cho vay BĐS ở mức tương đối cao (bao gồm Techcombank, HDBank, MB, TPBank).
Riêng với Sacombank, NIM quý III/2022 tăng 2,31 điểm % so với quý trước nhờ hoàn thành trích lập dự phòng cho một số khoản phải thu tồn đọng.
Theo Fiin Group, điểm đáng chú ý đó là, để cải thiện NIM hoặc hạn chế NIM suy giảm, hầu hết ngân hàng đã nỗ lực kiểm soát chi phí vốn bằng cách nâng tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động.
Tại thời điểm cuối quý III, tỷ lệ LDR thuần của 27 ngân hàng niêm yết ở mức 106%, tăng mạnh so với mức bình quân 95% trước đó, và nhờ vậy, chi phí vốn tăng thấp, thấp hơn nhiều so với mức tăng về lãi suất cho vay và về lãi suất huy động.
Các chuyên gia phân tích cho rằng đây cũng là chỉ báo cho thấy xu hướng giảm của NIM trong các quý tới, đặc biệt là ở những ngân hàng vay mượn nhiều trên thị trường liên ngân hàng (bao gồm Techcombank, TPBank, VPBank, MSB và HDBank).
Chi phí vốn dự kiến tăng mạnh vì không còn dư địa nâng LDR do tỷ lệ này đã chạm giới hạn được phép khi huy động tăng thấp hơn đáng kể so với tăng trưởng tín dụng và lãi suất huy động gần đây tăng mạnh, khoảng 5 điểm % so với nửa đầu năm, do hệ lụy từ động thái tăng lãi suất nhanh với biên độ mạnh của Fed.
Khả năng sinh lời của F88 được Fiin Ratings điều chỉnh lên mức 'Tốt'
Fiin Ratings: 67 doanh nghiệp chậm thanh toán nợ trái phiếu hơn 89.000 tỷ đồng