Năm 2022 Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đạt mức kỷ lục về doanh thu nhưng lợi nhuận lại giảm sút.
CTCP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (mã chứng khoán TAR) công bố báo cáo tài chính quý 4 và kết quả kinh doanh cả năm 2022 với nhiều điểm đáng chú ý.
Trong đó tính riêng quý 4 doanh thu thuần đạt 1.576 tỷ đồng, tăng trưởng 35,2% so với quý 4/2021. Tuy vậy tỷ lệ tăng chi phí vốn cao hơn, đến 43,2% dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn 67 tỷ đồng, giảm đến 40% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 9,6% quý 4/2021 xuống còn 4,3% quý 4 vừa qua.
Chi phí tài chính trong quý xấp xỉ 30 tỷ đồng, tăng 9 tỷ đồng so với cùng kỳ - đây chủ yếu từ chi phí lãi vay. Tổng nợ phải trả đến 31/12/2022 gần 1.600 tỷ đồng, trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 1.374 tỷ đồng (tăng 185 tỷ đồng so với đầu kỳ). Ngoài ra còn có khoản dư vay nợ thuê tài chính dài hạn hơn 14 tỷ đồng. Các chủ nợ lớn nhất của Công nghệ cao Trung An có BIDV (405 tỷ đồng), có Sacombank (275 tỷ đồng), có Ngân hàng First Commerical Bank Tp.HCM (380 tỷ đồng)…
Quý 4/2022 công ty ghi nhận tổng chi phí bán hàng xấp xỉ 7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái hơn 44 tỷ đồng – chủ yếu do khoản chi phí mua ngoài.
Kết quả, dù doanh thu tăng mạnh, nhưng gánh nặng chi phí lãi vay cùng chi phí vốn tăng cao khiến Công nghệ cao Trung An còn lãi sau thuế 18 tỷ đồng, giảm 59% so với cùng kỳ năm 2021.
Lũy kế cả năm 2022 doanh thu thuần đạt 3.798 tỷ đồng, tăng 21,7% so với cùng kỳ. Tỷ lệ tăng chi phí vốn vẫn cao hơn, đến 24,3% dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn 378 tỷ đồng, giảm gần 4% so với cùng kỳ. Đây là mức kỷ lục về doanh thu công ty đạt được trong nhiều năm.
Tổng chi phí tài chính trong quý 93 tỷ đồng, tăng 28,8% so với cùng kỳ. Chi phí bán hàng 98 tỷ đồng, tăng 6,6%.
Kết quả, Công nghệ cao Trung An còn lãi sau thuế 70 tỷ đồng, giảm 27,5% so với số lãi 97 tỷ đồng đạt được năm 2021.
Cổ phiếu TAR sẽ giao dịch trở lại trên UPCoM từ 31/5
Một công ty ngành gạo bị huỷ niêm yết trong bối cảnh xuất khẩu gạo Việt Nam đạt kỷ lục